- Các dụng cụ thủy tinh dùng trong quá trình thí nghiệm gồm có: bình tam
3.3. Thu dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau và đánh giá hiệu suất chiết xuất
đánh giá hiệu suất chiết xuất
Chiết xuất là quá trình dùng dung môi thích hợp để hòa tan các chất tan có trong dược liệu, chủ yếu là các hoạt chất có tác dụng điều trị (alkaloid, glycoside, coumarin, saponin, vitamin, tinh dầu...), sau đó tách chúng ra khỏi phần không tan của dược liệu. Phần dung môi đã được hòa tan các chất tan được gọi là dịch chiết, phần không tan của dược liệu được gọi là bã dược liệu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Bản chất của quá trình chiết xuất hoạt chất trong dược liệu bằng dung môi là quá trình di chuyển vật chất trong hai pha rắn - lỏng, trong đó dung môi là pha lỏng còn dược liệu là pha rắn. Do có mặt của màng tế bào, màng nguyên sinh chất, cho nên quá trình chiết xuất rất phức tạp, trong đó xảy ra các hiện tượng hòa tan, khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích.
Theo các nghiên cứu về dịch chiết những cây thuộc chi Clerodendrum, các loại dung môi khác nhau có khả năng tách chiết các nhóm hoạt chất có trong dược liệu dẫn tới sẽ cho kết quả khác nhau về khả năng diệt khuẩn in vitro, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành lựa chọn dung môi tốt nhất để chiết thân cây Mò hoa trắng. Thân cây Mò hoa trắng chiết bằng các dung môi ethanol 35%, ethanol 70%, axit acetic 5%, aceton 70% có độ phân cực khác nhau.
Kết quả, chúng tôi thu được dịch chiết với các màu sắc khá tương đồng biến đổi trong khoảng mầu nâu đến đen nhạt, khác hẳn so với dịch chiết của lá cây Mò hoa trắng khi dịch chiết có mầu đen đậm (Hình 3.3). Dịch chiết có mầu sắc khác nhau theo nhận định ban đầu chúng có thể có khả năng diệt khuẩn in vitro khác nhau.
Hình 3.3. Dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau
Các loại cao dịch chiết thu được được cân và đánh giá hiệu suất chiết.
Hiệu suất chiết thân cây Mò hoa trắng lần lượt trong các dung môi ethanol 35%, ethanol 70%, axit acetic 5%, aceton 70% được trình bày trong bảng 3.3.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Qua kết quả 3 lần chiết xuất, ta thấy đều cùng một phương pháp chiết ngâm lạnh nhưng hiệu suất chiết xuất giữa các loại dung môi là khác nhau.
Hiệu suất được thể hiện cụ thể qua lượng cao khô thu được tương ứng: lớn nhất là DC từ dung môi Ethanol 70% thu được lượng cao khô trung bình là 2,21 gam với hiệu suất 11,05%; DC Ethanol 35% thu được 2,01 gam cao khô với hiệu suất 10,05%; DC Aceton 70% thu được 2,08 gam cao khô với hiệu suất 10,40%, và thấp nhất là DC Axit acetic 5% thu được 2,08 gam cao khô với hiệu suất 7,05%.
Bảng 3.3. Hiệu suất tách chiết của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
TT Dung môi
Khối lượng thô (gam)
Khối lượng cao khô
(gam) TB (gam) Hiệu suất tách chiết (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Ethanol 35% 20 1,95 2,02 2,05 2,01 10,05 Ethanol 70% 20 2,23 2,14 2,25 2,21 11,05 Axit acetic 5% 20 1,33 1,43 1,47 1,41 7,05 Aceton 70% 20 2,02 2,17 2,04 2,08 10,40
Kết quả đánh giá hiệu suất chiết xuất của các loại DC được thể hiện rõ hơn ở hình 3.3.
Hình 3.4. Hiệu suất chiết xuất thân cây Mò hoa trắng sử dụng các dung môi khác nhau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Bảng số liệu và biểu đồ cho thấy dung môi Ethanol 70% cho hiệu suất chiết cao nhất, sau đó là dung môi Ethanol 35%. Từ đó, có thể dự đoán thành phần hóa học trong thân cây Mò hoa trắng chứa một lượng lớn các chất tương đối dễ tan trong dung môi phân cực.