Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% theo thời gian bảo quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết cây mò hoa trắng (clerodendrum fragrans vent ) đối với vi khuẩn e coli và salmonella spp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và thử nghiệm điều trị (Trang 49)

- Các dụng cụ thủy tinh dùng trong quá trình thí nghiệm gồm có: bình tam

3.6. Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% theo thời gian bảo quản.

trong dung môi ethanol 35% theo thời gian bảo quản.

Nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, các vị thuốc từ thảo dược này rất dễ hút ẩm là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng cư trú nên nhiều hiệu thuốc đã dùng tới biện pháp bảo quản bằng cách sấy lưu huỳnh, hay thậm chí phun thuốc diệt kiến, diệt bọ và thuốc chống ẩm mốc trực tiếp vào thuốc. Nhiều cơ sở nhỏ lẻ để tiết kiệm chi phí họ đựng thuốc trong bao bì có phun hoặc ngâm trong hoá chất chloropicrin (lục hoá khố). Chất này gặp ánh sáng sẽ tạo thành clor và phosgene là những chất cực độc có tác dụng diệt côn trùng và sát trùng mạnh. Nhiều người còn dùng hoá chất làm mềm và giữ màu cho thuốc mà những hoá chất này theo các chủ cửa hàng thuốc thì mua cực dễ giá lại cực bèo chỉ từ 3000 - 5000đ/100g.

Không chỉ vậy nhiều chuyên gia trong ngành dược liệu còn nhấn mạnh: dược liệu bị sấy đi sấy lại nhiều lần sẽ làm bạc màu hoàn toàn làm mất đi mùi vị tự nhiên của nó. Các phân tử SO2 và SO3 đã ngấm vào các mặt cong và các tế bào thuốc không thể phát tán đi được vì vậy khi gặp nước các phân tử này sẽ tạo thành acid sufuric, một loại chất độc, hoặc kết hợp với có trong dược liệu tạo thành những tinh thể có độ bền rất cao. Chất này tồn dư nhiều sẽ gây ung thư. Hơn nữa SO2 là loại khí rất độc, gây ra bệnh ung thư, suy thận. Nó sẽ rất độc với những người tiếp xúc trực tiếp. Theo như nghiên cứu của Viện Y học cổ truyền, có thể bảo quản đông dược an toàn bằng cách sấy diêm sinh (lưu huỳnh). Nhưng phải tính toán lượng lưu huỳnh phù hợp với lượng thuốc cần sấy. Chẳng hạn như những lần sấy đầu: 100kgthuốc, dùng 0,8g - 1,2kg lưu huỳnh đốt làm hai lần. Và sấy theo định kỳ 3 tháng/ lần.

Bên cạnh việc dùng các hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản dược liệu ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu, nhiều nghiên cứu chỉ rằng thời gian bảo quản dược liệu có ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu trong điều trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Chính về những vấn đề nêu trên, sau khi tiến hành thu cao từ thân cây Mò hoa trắng, lượng cao khô này khá nhỏ, gọn dễ cất và dễ bảo quản, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro sau thời gian bảo quản.

Chúng tôi lựa chọn bảo quản cao dịch chiết trong tủ lạnh ở 40C, trong thời gian bảo quản theo chu kỳ 10 ngày chúng tôi tiến hành đánh giá tác dụng diệt khuẩn

in vitro của cao dịch chiết. Sau thời gian bảo quản 30 ngày (1 tháng) chúng tôi thu được kết quả, được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% theo thời gian bảo quản ở 40C

Vi khuẩn

Đường kính vòng vô khuẩn, mm

Thời gian bảo quản ở 4 0C, ngày

0 10 20 30

E. coli 30,67 ± 0,33 28,67 ± 0,46 26,00 ± 0,33 25,33 ± 0,67

Salmonella spp. 33,67 ± 0,33 30,33 ± 0,58 27,33 ± 0,36 26, 67 ± 0,33

Kết quả thí nghiệm, cho thấy khả năng diệt khuẩn của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% có xu thế giảm dần theo thời gian bảo quản, nhưng tỷ lệ giảm là không nhiều, dịch chiết vẫn cho khả năng diệt khuẩn in vitro tốt đạt độ mẫn cảm cao. Sau thời gian bảo quản 30 ngày ở nhiệt độ 40C dịch chiết vẫn thể hiện khả năng diệt khuẩn tốt với đường kính vòng vô khuẩn cho vi khuẩn E. coli

Salmonella spp. lần lượt là 25,33 ± 0,67 mm và 26, 67 ± 0,33 mm (Bảng 3.6, Hình 3.10).

Sau thời gian bảo quản 10 ngày, và 20 ngày thì đường kính vòng vô khuẩn của cả hai chủng vi khuẩn thí nghiệm có giảm so với dịch chiết tươi trước khi bảo quản với sai số về đường kính vòng vô khuẩn có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 3.6, Hình 3.8).

Đường kính vòng vô khuẩn của cả hai chủng vi khuẩn thử nghiệm khi sử dụng dịch chiết được bảo quản ở ngày thứ 20 và ngày thứ 30 đều không có sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 3.6, Hình 3.8).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Hình 3.9. Đường kính vòng vô khuẩn của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng đối với vi khuẩn theo thời gian bảo quản ở 40C

E. coli Salmonella spp.

Hình 3.10. Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% sau 30 ngày bảo quản ở 40C

Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% giảm không đáng kể trong thời gian bảo quản một tháng ở nhiệt độ 40C. Điều đó chứng tỏ rằng, có thể thu dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% và bảo quản để dùng dần ít nhất là thời gian một tháng trong tủ lạnh ở 40C. Điều này có ý nghĩa quan trọng về ứng dụng của dịch chiết này vào thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết cây mò hoa trắng (clerodendrum fragrans vent ) đối với vi khuẩn e coli và salmonella spp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và thử nghiệm điều trị (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)