Điều tra sâu bệnh hại của các dòng chè nhập nội và lai tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 60)

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho năng suất chè thấp là do sâu bệnh phá hạị Tại vùng Phú Hộ, khí hậu nóng ẩm, canh tác chè lâu năm, sử

dụng nhiều phân bón vô cơ, sâu bệnh phát triển rất đa dạng và liên tục. Trong số các loài sâu hại chè phổ biến thì rầy xanh (Empoasca flaves cens), bọ cánh tơ

(physothrips Sentiventis), nhện đỏ nâu (metate tranychus bioculatus) bọ xít muỗi gây tác hại hơn cả.

Bảng 4.13: Một số loài sâu bệnh gây hại chính trên các dòng chè nghiên cứu (Năm 2014) Tên dòng Sâu hại Bệnh hại Bọ cánh tơ (Con/Búp) Rầy xanh (Con/Khay) Bọ xít muỗi (%búp bị hại) Nhện đỏ (con/lá)

Tứ Quý Xuân 1,45e 4,12b 38,56b 0,82c ++

Phúc Vân 10 5,14a 3,78c 23,17d 0,95b +++

VN2 3,15c 5,14a 45,82a 1,16b +++

VN3 2,87c 4,83a 25,34d 0,90c ++

Dòng số 10 2,30d 3,20d 18,70d 1,00b ++

Dòng số 17 1,72e 2,14e 28,64c 1,75a +

Kim Tuyên (Đ/C) 4,04b 4,38b 32,60c 1,90a +++

CV% 7,4 6,6 9,4 12,1

LSD5% 0,39 0,46 5,08 0,26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

- Bọ cánh tơ: là loài sâu hại phổ biến trên chè, chúng cư trú và gây hại ở cả

2 mặt trên và dưới lá chè non, tôm, cuộng búp làm cho búp chè thô cứng và cằn lại, biến dạng, búp chè chùn lạị Bọ cánh tơ phá hại đã ảnh hưởng đến khối lượng búp chè. Khối lượng búp chè bị bọ cánh tơ hại giảm từ 17,40% đến 39,50% tuỳ theo mức độ cấp hạị Bọ cánh tơ có mặt quanh năm trên nương chè, nhưng mật độ của chúng dao động qua các thời gian trong năm. Đầu năm mật độ thấp nhất và tăng dần qua các tháng 2,3,4 . Từ tháng 5, mật độ bọ cánh tơ tăng nhanh và đạt ở mật độ cao nhất vào tháng 7, sau đó giảm dần và đạt thấp nhất vào tháng 12. Các dòng chè chọn lọc đều bị nhiễm ở mức ít cho đến trung bình. Trong đó dòng Phúc Vân 10 bị

hại nặng nhất, lên đến 5,14 con/búp, bị hại nặng hơn giống đối chứng Kim Tuyên, các dòng còn lại đều bị hại nhẹ hơn Kim Tuyên, dòng Tứ Quý Xuân bị hại nhẹ nhất, rồi đến dòng số 17 và dòng số 10.

- Rầy xanh: là loại hại búp chè quan trọng nhất. Chúng thường bám ở cuộng búp, lá non dùng vòi châm hút dịch tế bào ở cuộng, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non làm cản trở sự vận chuyển dinh dưỡng dẫn đến búp, lá chè bị chùn lạị Rầy xanh phá hại quanh năm, nhưng số lượng tăng giảm theo từng thời gian. Tháng 1 mật độ rầy thấp nhất, tháng 2 mật độ rầy bắt đầu tăng. Từ tháng 3-4 mật độ rầy tăng khá nhanh và đạt đỉnh cao vào tháng 5. Qua đỉnh cao vào tháng 5, mật độ rầy giảm dần và thấp nhất ở tháng 8. Sau đó lại tăng lên và đạt đỉnh cao vào tháng 11. Tất cả các dòng chọn lọc đều bị nhiễm rầy từ mức ít đến trung bình. Trong đó VN2 bị rầy xanh gây hại nặng nhất (5,14) con/khay, tiếp đó là dòng VN3 (4,83 con/khay), hai dòng này bị hại nặng hơn đối chứng. Dòng Tứ Quý Xuân bị hại tương đương đối chứng còn các dòng Phúc Vân 10, số 10 và số 17 bị hại nhẹ hơn

đối chứng, trong đó dòng số 17 bị hại nhẹ nhất (2,14 con/khay).

- Bọ xít muỗi: tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm và chiều tối, những vết châm lúc đầu trong như giọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển thành màu nâụ Mức độ gây hại của bọ xít muỗi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, số giờ nắng, mật độ cây che bóng, giống... Trong các dòng chè nghiên cứu, dòng VN2 và Tứ Quý Xuân bị hại nặng nhất (45,82 và 38,56%), tiếp đó đến các dòng Kim Tuyên, Số 17, VN3; các dòng bị hại nhẹ nhất là dòng VN3, PV10 và số 10.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

- Nhện đỏ: thường gây hại trên các lá chè già và lá bánh tẻ, làm cho lá chè có màu sẫm lại, khi bị nặng sẽ làm cho lá chè chuyển thành màu đồng hun, đồng đỏ và khô rụng gây hiện tượng cháy nhện. Tại thời điểm này, nhện đỏ nâu phát triển cả lên các lá non trên búp làm cho nhiều cây chè bị rụng lá chỉ còn trơ cọng búp, gây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng đồi chè. Các giống chè khác nhau thì mức độ bị

nhện hại cũng khác nhaụ Các dòng chè nghiên cứu đều có mức độ bị hại nhẹ hơn giống Kim Tuyên, dòng Tứ Quý Xuân bị hại nhẹ nhất (0,82 con/lá).

- Bệnh hại: trên các vùng sản xuất chè thường xuất hiện nhiều loại bệnh như: bệnh phồng lá chè, thối búp, đốm nâu, đốm xám, thán thư, bệnh chết loang chè... Điều kiện phát sinh và mức độ bị hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (nhiệt

độ, ẩm độ, áng sáng...). chếđộ chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh nương đồi), giống... Các dòng chè nghiên cứu đều có xuất hiện một số bệnh chính: thối búp, thán thư, mức độ gây hại chưa lớn song ở các dòng khác nhau mức độ gây hại khác nhaụ Dòng số 17 bị bệnh gây hại không đáng kể ở mức (+), các dòng số 10, VN3 và Tứ Quý Xuân mức độ xuất hiện và gây hại của bệnh có nhiều hơn ở mức (++) còn các dòng VN2, VN3 và Kim Tuyên bị hại ở mức trung bình (+++).

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các dòng chè nghiên cứu cho thấy: Nhìn chung các dòng chè nghiên cứu chưa thấy xuất hiện một loài sâu hoặc bệnh nào thuộc loại nguy hiểm, các loại sâu và bệnh hại đều ở mức ít đến trung bình, trong đó các dòng Tứ Quý Xuân, số 10 và số 17 hầu như rất ít bị sâu và bệnh hạị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)