Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè nhập nội và lai tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 41)

Đặc điểm hình thái thân cành là những tính trạng quan trọng đặc trưng cho giống, phản ánh sức sinh trưởng của cây và có liên quan đến khả năng cho năng suất. Dựa vào các đặc điểm hình thái cây như dạng cây, độ cao phân cành, góc độ

phân cành, thế cây, … , kết hợp với địa hình và tập quán canh tác chúng ta có thể

tác động những biện pháp kỹ thuật canh tác, đốn hái phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè có ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành của các dòng, giống chè được trình bày ở bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm thân cành của các dòng chè nghiên cứu Tên dòng Dạng thân Độ cao phân

cành (cm)

Góc độ phân

cành (độ) Thế cây

Tứ Quý Xuân Bụi 2,00 54,40 Ngang

Phúc Vân 10 Bụi 3,33 47,50 Xiên

VN2 Bụi 3,75 49,40 Xiên

VN3 Bụi 1,71 51,40 Ngang

Dòng số 10 Bụi 3,70 59,65 Ngang

Dòng số 17 Bán gỗ 3,50 54,76 Ngang

Kim Tuyên (Đ/C) Bụi 2,50 52,27 Ngang

CV% 7,20 5,40

Dạng thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân loại các giống chè. Các dòng, giống chè nghiên cứu phần lớn đều có dạng thân bụi, duy nhất chỉ có dòng số 17 là thân bán gỗ. Các giống chè thân bụi thường có khả năng sinh trưởng kém hơn các giống chè thân gỗ, nhưng hiện nay, hầu hết các giống chè chất lượng cao đều là các giống có dạng thân bụị

Độ cao phân cành là một trong những đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa các dòng chè. Qua bảng số liệu cho thấy : Các dòng, giống chè khác nhau có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

(3,75cm), tiếp theo là dòng số 10 (3,7cm ) và thấp nhất là VN3 (1,71cm).

Góc phân cành là một tính trạng liên quan đến thế cây và khả năng quang hợp của cây chè, góc phân cành lớn thì thế cây ngang, góc phân cành từ 40-500 thì thế

cây xiên và dưới 400 thế cây đứng. Trong thực tế, cây chè có góc phân cành 45 - 500 thì cây chè có khả năng quang hợp tốt nhất, tán chè rộng và là tiềm năng cho năng suất cao nhất. Các dòng, giống chè nghiên cứu có góc phân cành dao động từ 47,5 – 59,650

. Trong đó, dòng số 10 có góc phân cành lớn nhất là 59,650 và nhỏ nhất là dòng Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)