Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các dòng chè nhập nội và lai tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 50)

4.2.1. Nghiên cu kh năng sinh trưởng thân cành ca các dòng chè nhp ni và

lai t

Sức sinh trưởng của cây trồng cơ sởđể cây trồng có thể cho năng suất, chất lượng cao và ổn định. Cây chè có sản phẩm thu hoạch chính là búp và lá non, vì vậy khả năng sinh trưởng là một yếu tố quyết định khả năng cho năng suất của câỵ

Đối với cây chè, thời kỳ kiến thiết cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng. Quá trình sinh trưởng trong giai đoạn này có ý nghĩa tạo bộ khung tán cho cây, là cơ

sở cho việc sớm đạt năng suất cao sau nàỵ Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng thân cành của các dòng chè nhập nội và lai tạo được thể hiện ở bảng 4.7 như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Bảng 4.7: Tình hình sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu (tuổi 3)

Tên dòng Cao cây

(cm) Rộng tán (cm) Đường kính gốc (cm) Cành cấp 1/cây (cành) Cành cấp 2/cây (cành)

Tứ Quý Xuân 71,2b 64,7a 1,75±0,08 7,2c 23,2

Phúc Vân 10 68,5b 52,6c 1,94±0,1 8,4a 20,4 VN2 75,0a 51,8c 1,64±0,17 7,4b 20,7 VN3 73,9a 53,9b 1,60±0,26 9,0a 20,4 Dòng số 10 72,3b 61,3a 1,94±0,12 8,0b 22,0 Dòng số 17 79,2a 58,5b 1,77±0,2 7,9b 18,6 Kim Tuyên (đ/c) 64,5c 56,8b 1,49±0,19 6,5d 20,8 CV % 4,8 5,7 4,5 11,6 LSD5% 6,10 5,84 0,63 4,32

Khả năng sinh trưởng của cây chè được phản ánh qua sinh trưởng chiều cao cây, chiều rộng tán, cành cấp 1 và cành cấp 2, tuy nhiên đối với các dòng chè thí nghiệm có thu hái thì chiều cao cây và chiều rộng tán được điều khiển hàng năm bằng kỹ thuật đốn và hái chè.

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các dòng chè cho thấy:

Về chỉ tiêu chiều cao cây: Ở tuổi 3, dòng chè số 17 có chiều cao cây đạt lớn nhất là 79,2 cm, giống đối chứng Kim Tuyên có chiều cao cây thấp nhất chỉ đạt 64,5cm. Như vậy, tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có chiều cao cây lớn hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 95% và được chia làm 2 mức: Mức 1 gồm các dòng số 17, VN2, VN3 (từ 73,9 – 79,2cm) và mức 2 gồm các dòng số 10, Tứ Quý Xuân, PV10 (từ 68,5 – 72,3cm).

Về chỉ tiêu chiều rộng tán: Các dòng nghiên cứu có chiều rộng tán dao động từ 51,8 – 61,3 cm. Trong đó, dòng số 10 và Tứ Quý Xuân có chiều rộng tán cao hơn hẳn so với giống đối chứng ; các dòng VN2 và PV10 thấp hơn đối chứng; còn dòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

số 17 và VN3 có chiều rộng tán tương đương với giống đối chứng. Cây chè có chiều rộng tán càng lớn, càng có cơ sở cho số búp nhiều sẽ lợi thế về năng suất

Dòng số 10 và Phúc Vân 10 có đường kính gốc đạt lớn nhất là 1,94 cm, tiếp theo là dòng số 17 và Tứ Quý xuân đạt 1,77cm và 1,75cm, dòng VN 3 có đường kính gốc nhỏ nhất (1,6cm). Tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có đường kính gốc lớn hơn đối chứng (1,49cm).

Khi cây chè còn nhỏ, đặc tính phân cành là theo kiểu phân đơn trục có thân chính tương đối rõ rệt, khi cây lớn lên, phân cành theo kiểu trục hợp, thân chính không rõ rệt. Cành chè mọc ra từ thân chính gọi là cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2, cấp 3... cây chè có số cành cấp 1, cấp 2 càng nhiều sẽ tạo ra bộ khung tán khoẻ, số búp nhiều, năng suất caọ Các dòng chè nghiên cứu đều có số cành cấp 1 cao hơn hẳn so với giống Kim Tuyên đối chứng. Dòng VN3 có số cành cấp 1 lớn nhất đạt 9 cành, Phúc Vân 10 đạt 8,4 cành, tiếp theo là các dòng số 10, 17, VN2 đạt 8, 7,9 và 7,4 cành, thấp nhất là dòng Tứ Quý Xuân chỉ đạt 7,2 cành. Nhìn chung, các dòng nghiên cứu có số cành cấp 2 dao động không lớn, từ 18,6 – 23,2 cành. Trong đó, các dòng đều có số cành cấp 2 tương đương nhau, chỉ riêng dòng số 17 là thấp hơn hẳn (đạt 18,6 cành).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)