Nghiên cứu khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè nhập nội và lai tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 52)

Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian. Thời gian hình thành búp càng ngắn sẽ

tăng lứa hái, tạo ra năng suất caọ Điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, số giờ

chiếu sáng ảnh hưởng đến thời gian hình thành búp. Các mùa vụ khác nhau sẽ có thời gian hình thành búp khác nhaụ Thời gian mỗi đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậụ Trong điều kiện thí nghiệm thì sự khác nhau này chủ yếu phụ thuộc vào giống.

Trong điều kiện vụ xuân, thời gian hoàn thành đợt búp có 1 tôm 5 lá của Các dòng chè nghiên cứu hầu hết là dài hơn so với giống Kim Tuyên ngoại trừ dòng VN2, trong đó dòng số 10 là lâu nhất (43,2 ngày), tiếp theo là dòng số 17 (40,8 ngày) và Phúc Vân 10 (40,5 ngày), dòng VN2 có thời gian ngắn nhất (35,6 ngày).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 4.8: Đợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dòng, giống chè nghiên cứu (Năm 2014) Tên dòng Thời gian hoàn thành búp tôm 5 lá vụ xuân (ngày) Sốđợt sinh trưởng tự nhiên trong năm (đợt)

Thời gian sinh trưởng (ngày) Bắt đầu sinh trưởng Kết thúc sinh trưởng Số ngày Tứ Quý Xuân 39,4 6-7 14/2 26/11 282 Phúc Vân 10 40,5 6-7 10/2 19/11 279 VN2 35,6 6-7 14/2 7/11 263 VN3 38,9 6-7 11/2 12/11 271 Dòng số 10 43,2 6-7 13/2 27/11 284 Dòng số 17 40,8 7-8 7/2 6/12 299 Kim Tuyên (Đ/C) 36,8 6-7 11/2 16/11 275

Chè là cây cho sản phẩm thu hoạch là búp non và lá non vì vậy thời gian sinh trưởng búp trong năm càng dài , thời gian cho thu hoạch lớn đó là cơ sởđể cho năng suất caọ Đồng thời chè là cây trồng thích nghi với ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng nhẹ, biên độ ngày đêm lớn là các điều kiện tạo nên chất lượng chè tốt. Vì vậy các giống sinh trưởng búp sớm và ngừng sinh trưởng muộn có chất lượng nguyên liệu tốt có khả năng chế biến được các loại chè đặc sản, giá trị cao và sẽ có hiệu quả

cao trong sản xuất.

Trong số các dòng chè nghiên cứu, những dòng bắt đầu sinh trưởng sớm là dòng số 17 và Phúc Vân 10, các dòng Tứ Quý Xuân và VN2 bắt đầu sinh trưởng muộn nhất. Các dòng kết thúc sinh trưởng muộn gồm dòng số 17, dòng số 10 và Tứ

Quý Xuân. Như vậy, dòng số 17 bắt đầu sinh trưởng sớm và kết thúc sinh trưởng muộn, còn dòng chè Tứ Quý Xuân bắt đầu sinh trưởng muộn và kết thúc sinh trưởng cũng muộn. Thời gian sinh trưởng búp của dòng số 17 dài nhất đạt 299 ngày, tiếp theo là dòng số 10 dài 284 ngàỵ Dòng VN2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 263 ngày trong khi giống Kim Tuyên đối chứng dài 275 ngàỵ

Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên không đốn hái thì đa số các dòng chè đều có 6 - 7 đợt sinh trưởng, riêng dòng số 17 có sốđợt sinh trưởng tự nhiên là 7 - 8 đợt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Như vậy, Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu thì có thể thấy dòng chè số 17 là dòng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, sinh trưởng sớm và kết thúc sinh trưởng muộn, thời gian hoàn thành búp không dài, có cơ sở tạo năng suất cao nhất.

Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu (vụ xuân 2014)

đơn vị tính: cm

T.gian

Dòng Ngày 22/2 Ngày 27/2 Ngày 4/3 Ngày 9/3 Ngày 14/3 Ngày 19/3 Ngày 24/3 Ngày 29/3 Ngày 4/4 Ngày 9/4

Tứ Quý Xuân 0,57 0,92 1,98 3,24 3,87 4,49 7,19 9,89 12,67 14,56 Phúc Vân 10 0,65 0,87 2,21 4,22 5,77 7,31 9,63 12,08 13,85 14,70 VN2 0,72 1,23 2,06 3,23 5,36 7,48 11,45 15,46 18,09 19,71 VN3 0,56 1,04 1,45 2,76 3,89 5,02 8,4 12,09 14,87 16,32 Dòng số 10 0,51 0,83 1,18 1,57 2,6 3,61 6,21 8,25 9,08 10,28 Dòng số 17 0,67 1,15 2,34 4,68 5,68 6,67 9,65 12,56 14,45 16,62 Kim Tuyên (Đ/C) 0,62 1,07 2,43 4,03 4,73 5,42 7,65 9,45 10,84 13,28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 0 5 10 15 20 25 22/2 27/2 4/3 9/3/ 14/3 19/3 24/3 29/3 4/4 9/4 Thời gian C h i u d à i m m ( c m ) TQX PV10 VN2 VN3 So 10 So 17 KT (đ/c)

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu

Dựa vào bảng 4.9 và hình 4.1 cho thấy: Dòng chè số 10 có chiều dài búp nhỏ

hơn các dòng khác, trong khi đó dòng VN2 có chiều dài búp lớn nhất. Ngay tại thời

điểm đầu theo dõi, các dòng chè có chiều dài mầm không chênh lệch nhau nhiềụ Nhìn chung, trong 5 ngày sinh trưởng đầu tiên, các dòng chè đều sinh trưởng búp chậm ; sau 10 ngày sinh trưởng, chiều dài búp của các dòng bắt đầu có sự khác biệt. Sau 25 ngày, hầu hết các dòng đều có sự tăng trưởng mạnh về chiều dài búp, đặc biệt dòng VN2 có sự tăng trưởng búp mạnh hơn hẳn so với các dòng khác. Từ ngày 19/3 đến ngày 24/3, dòng VN2 có sự tăng trưởng búp từ 7,48 – 11,45 cm, tương

ứng với tốc độ tăng trưởng 3,97cm/5ngàỵ Dòng số 10 có chiều dài búp kém nhất trong tất cả các lần theo dõị Tại thời điểm cuối cùng theo dõi, dòng VN2 vẫn có chiều dài búp đạt lớn nhất, duy nhất có dòng số 10 có chiều dài búp thấp hơn giống Kim Tuyên, còn lại các dòng khác đều cao hơn.

Song song với quá trình sinh trưởng của búp chè là quá trình hình thành lá trên búp chè. Quá trình hình thành lá nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố

như đặc điểm của giống, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ canh tác. Trong cùng

điều kiện thí nghiệm thì quá trình hình thành lá phụ thuộc vào giống chè. Những dòng, giống chè chọn lọc khác nhau có thời gian hình thành lá khác nhau, các lá ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

trên búp cũng có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhaụ Khi búp chè có đủ

5 lá thật (vụ xuân), 4 lá thật (vụ hè) chúng ta tiến hành hái búp 1 tôm + 3 lá, chừa 2 lá vụ xuân và chừa 1 lá ở vụ hè. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại sản phẩm để hái theo tiêu chuẩn búp khác nhaụ Ví dụ, đối với sản phẩm chè xanh chất lượng cao hay chè dẹt thì yêu cầu nguyên liệu búp chè càng non càng tốt, thông thường hái búp chè tôm 1, 2 lá khi cành chè còn non sinh trưởng được 4, 5 lá. Đối với sản phẩm chè Olong, yêu cầu nguyên liệu búp tôm 3 lá khi cành chè sinh trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được 5 lá.

Như vậy, theo dõi thời gian hình thành lá của các dòng, giống chè cũng có ý nghĩa quan trọng, kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10 : Thời gian hình thành lá của các dòng chè nghiên cứu (vụ xuân 2014)

Đơn vị tính: ngày

Tên dòng, giống

Thời gian từ bắt đầu theo dõi đến khi hình thành lá 1,2,3,4,5 Lá 1 Lá 2 Lá 3 Lá 4 Lá 5 Tứ Quý Xuân 16,9 23,9 26,7 31,0 39,4 Phúc Vân 10 14,6 19,8 24,1 32,7 40,5 VN2 16,0 20,4 24,2 29,0 35,6 VN3 17,2 23,7 27,4 32,1 38,9 Dòng số 10 19,7 24,6 28,5 34,5 43,2 Dòng số 17 15,2 20,5 25,6 32,9 40,8 Kim Tuyên (Đ/C) 16,1 21,0 25,3 33,5 36,8 Để hình thành lá thứ nhất, dòng Phúc Vân 10 cần ít thời gian nhất là 14,6 ngày, tiếp theo là dòng số 17 cần 15,2 ngày, dòng VN2 cần 16 ngày, … dòng số 10 cần thời gian dài nhất đến 19,7 ngày, trong khi đó giống Kim Tuyên (đối chứng) chỉ

mất thời gian 16,1ngàỵ

Với thời gian hình thành lá thứ hai, dòng số 10 vẫn cần thời gian dài nhất là 24,6 ngày, tiếp theo là dòng Tứ Quý Xuân cần 23,9 ngày, dòng VN3 cần 23,7 ngàỵ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Ba dòng chè này có thời gian hình thành lá thứ 2 lâu hơn đối chứng, các dòng còn lại đều nhanh hơn đối chứng. Dòng Phúc Vân 10 vẫn cần thời gian ngắn nhất là 19,8 ngàỵ

Để hình thành lá thứ ba, thì dòng Phúc Vân 10 vẫn cần thời gian ngắn nhất là 24,1 ngày, tiếp theo là dòng VN2 cần 24,2 ngày (tương đương dòng Phúc Vân 10) và lâu nhất vẫn là dòng số 10 (cần 28,5 ngày). Tuy nhiên, thời gian hình thành lá thứ 5 của dòng VN2 lại ngắn nhất, chỉ cần có 35 ngày, trong khi đó dòng Phúc Vân 10 cần 40,5 ngày và dòng số 10 cần thời gian lâu nhất là 43,2 ngàỵ Như vậy, từ sau khi lá thứ 3 hình thành trởđi thì thời gian để hình thành lá 4, 5 của dòng Phúc Vân 10 dài hơn các dòng khác, mất thêm 16,4 ngày để hoàn thành 5 lá, trong khi đó, dòng VN2 cần thêm thời gian ít nhất là 11,4 ngàỵ

Có thể căn cứ vào thời gian hình thành lá 1, lá 2, lá 3,… lá 5 của từng giống

để xác định thời gian thu hái của từng giống chè phù hợp với yêu cầu về chất lượng nguyên liệu cho từng loại sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 52)