Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 36)

3.2.1. Ni dung nghiên cu:

Đề tài tập chung nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái thực vật học của một số dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước.

- Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

- Đánh giá sơ bộ khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính trên một số dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước.

- Nghiên cứu, đánh giá về chất lượng của các dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước.

3.2.2. Phương pháp nghiên cu

3.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 7 công thức (7 dòng, giống chè) được bố trí treo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại gồm có 3 hàng chè, mỗi hàng 10 cây, khoảng cách cây – cây: 0.35m, hàng – hàng: 1.3m. mật độ tương

ứng: 2.2000 cây/hạ Diện tích 1 ô thí nghiệm: 14 m2 - Sơđồ thí nghiệm: Dải bảo vệ CT3 CT4 CT2 CT6 CT1 CT5 CT7 CT2 CT7 CT6 CT3 CT5 CT4 CT1 CT1 CT5 CT3 CT2 CT7 CT6 CT4 Dải bảo vệ Ghi chú: CT1: Tứ Quý Xuân CT5: Dòng số 10 CT2: VN2 CT6: Dòng số 17 CT3: VN3 CT7 (Đ/C): Kim Tuyên CT4: Phúc Vân 10

Áp dụng các kỹ thuật chăm sóc các dòng chè theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các giống chè chung tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chè

- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

3.2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo QCVN 01-124:2013/BNNPTNT

* Đặc đim hình thái, sinh trưởng ca thân, cành chè

Ở các tính trạng đo đếm trên các ô thí nghiệm, mỗi ô thí nghiệm lấy mẫu 10 cây theo đường chéọ Đo vào tháng 10 hàng năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

- Chiều cao cây (cm): Đo từ bề mặt đất sát cổ rễ đến bề mặt một khung vuông đặt nằm ngang trên mặt tán và song song với bề mặt đất.

- Đường kính gốc (cm): Đo bằng thước panme cách mặt đất 5cm.

- Độ rộng tán (cm): Chọn cây chè có độ rộng tán trung bình, đo vị trí rộng nhất của tán cây ở phần giữa tán theo hàng chè, dùng hai thước dựng đứng song song hai bên mép tán đo độ rộng giữa hai thước.

- Chiều cao phân cành (cm): Đo từ cổ rễđến điểm phân cành đầu tiên. - Số cành cấp 1, cấp 2 (cành/cây): Đếm toàn bộ số cành cấp1, cấp 2 có trên câỵ

* Đặc đim hình thái lá

Theo dõi trên 3 cây/1ô, mỗi cây 30 lá, các lá trưởng thành đại diện cho giống (theo dõi lá thứ 5) vào thời gian cây sinh trưởng tốt nhất (tháng 5 - tháng 7).

- Chiều dài lá (cm): Chiều dài lá được đo từ đầu lá đến gốc lá sát với cuống theo chiều dọc của gân chính.

- Chiều rộng lá (cm): Chiều rộng đo vị trí rộng nhất theo chiều ngang của lá. - Diện tích lá (cm2/lá ): Chiều dài x chiều rộng x kệ số K.

( K là hệ sốđiều chỉnh, theo các kết quả nghiên cứu trước đây, các giống chè có dạng lá bầu, tròn hệ số K là 0.70. Các giống chè có dạng lá thuôn dài, hệ số K là 0.68)

- Góc lá: Đo góc giữa lá thứ 3 và cành của đọt 1 tôm 5 lá.

- Sốđôi gân lá (đôi/lá): Đếm những đôi gân nổi rõ và xuất phát từ gân chính. - Hình dạng lá trưởng thành:

- Màu sắc lá trưởng thành: quan sát bằng mắt - Sốđôi răng cưạ

- Chóp lá - Phiến lá

* Đặc đim cu to hoa

- Đặc điểm của hoa chè theo quy trình khảo nghiệm DUS 10TCN744 - Kích thước hoa chè

- Đài hoa: Kí hiệu là P - Cánh hoa: Kí hiệu là K - Nhị hoa: Kí hiệu là C

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

- Nhuỵ hoa: Kí hiệu là G

- Mầu sắc, kích thước, số lượng, lông tuyết của cánh hoa, nhị và nhuỵ

* Đặc đim sinh trưởng ca búp chè, năng sut và các yếu t cu thành năng sut

- Màu sắc búp

- Chiều dài búp (cm): Chọn các búp phát triển bình thường, đo từ vết hái (sát nách lá)

đến đỉnh sinh trưởng của búp 1 tôm + 2 lá, 1 tôm + 3 lá. Mỗi ô thí nghiệm đo 30 búp. - Đường kính gốc búp tôm 2 lá, 3 lá.(cm): Dùng thước kẹp đo 10 búp/ 1 ô thí nghiệm.

- Sinh trưởng của búp

+ Mỗi giống đo 30 búp cốđịnh, đo từ khi lá cá mởđến khi đạt 1 tôm + 5 lá. + Theo dõi thời gian sinh trưởng của các búp đọ

- Tỷ lệ búp mù xòe (%): Hái tất cả các búp có trên mặt tán, lấy 100 gam búp ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lạị Tiến hành phân loại búp bình thường và búp mù. Tính tỷ

lệ % búp mù và búp bình thường.

- Khối lượng búp 1tôm 2 lá, 3 lá: trên ô thí nghiệm chọn 3 điểm đại diện, mỗi

điểm hái ngẫu nhiên 100 búp 1tôm 3lá khi trên cành chè có 5 – 6 lá, tiến hành cân quy ra khối lượng 1 búp, theo dõi vào lứa hái chính, 1 tháng 1 lần.

P 100 búp Công thức tính khối lượng1 búp: P 1 búp = (gr) 100

- Số búp/cây: đếm toàn bộ số búp đạt tiêu chuẩn trên cây, mỗi lần nhắc lại

đếm trên 10 câỵ

- Số đợt sinh trưởng (sốđợt/năm): Là số lần sinh trưởng trên một cành chè trong điều kiện có tác động kỹ thuật đốn và hái chè.

- Thành phần cơ giới (%): mỗi lần nhắc lại 10 búp cân được khối lượng (P) tách riêng từng phần lá 1, lá 2, lá 3, cuộng, tôm cân được các khối lượng P1, P2, P3, P4, P5. % lá 1= P1/P; % lá 2= P2/P; % lá 3= P3/P; % cuộng= P4/ P; % tôm= P5/P.

- Năng suất: theo dõi năng suất lý thuyết (g búp/cây/lứa) và năng suất thực tế

(kg/ô/lứa).

* Theo dõi mc độ nhim sâu bnh hi:

+ Rầy xanh (con/khay): dùng khay kích thước 25x35cm, chiều cao khay 5 cm, láng dầu hoả và khay, hứng khay vào mép tán chè, đập 3 đập vào tán chè trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

khaỵ Sau đó xác định có trong khaỵ

+ Nhện đỏ (con/lá): mỗi giống/cây đếm ngẫu nhiên số nhện trên 30 lá bánh tẻ. + Bọ cánh tơ (con trên búp): mỗi giống/cây đếm ngẫu nhiên số nhện trên 30 búp. + Bọ xít muỗi (% búp bị hại): Lấy ngẫu nhiên 100g búp chè, % búp bị hại xác định theo công thức: X (%) = (B/A).100 Trong đó: X : là số búp bị hại tính bằng % A : là số búp có trong 100 g mẫu B : là số búp bị hại trong trong mẫu

* Nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng :

- Phân tích thành phần sinh hoá cuả búp chè 1 tôm 2 lá:

+ Hàm lượng tanin theo phương pháp Lewelthal với K= 0,582 + Hàm lượng chất hoà tan theo phương pháp Voronxop (1964). + Hàm lượng đường khử theo phương pháp Betrand.

+ Hàm lượng axit amin theo phương pháp V.R.Papova (1966). + Hàm lượng chất thơm trong búp chè tươị

Mỗi năm lấy mẫu phân tích trong 3 vụ: vụ xuân (tháng 3-4); vụ hè (tháng 7-8); vụ thu (tháng 9- 10);

- Đánh giá chất lượng cảm quan chè xanh và chè Olong:

Chế biến chè xanh và chè olong của các giống chè nghiên cứu ở 3 thời vụ: xuân, hè và thu, thử nếm bằng phương pháp cảm quan với 4 chỉ tiêu ( Ngoại hình- màu nước - hương - vị) theo TCVN 3218- 1993, 10 TCN 839 - 2006 do hội đồng thử nếm Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đánh giá.

* Phương pháp x lý s liu

Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên phần mềm Excel. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thống kê sinh học trên phần mềm IRIRSTAT 5.0.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng chè nhập nội và lai tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)