Chúng tôi tiến hành thí nghiệm gây sỏi tiết niệu in vivo bằng EG 0,75%, sử dụng natri citrat làm chứng dƣơng. Chúng tôi đã theo dõi, quan sát và đánh giá mô hình trên các thông số: khối lƣợng cơ thể và thể trạng chuột, các chỉ số hóa sinh và công thức máu, thể tích nƣớc tiểu, pH nƣớc tiểu, số lƣợng và kích thƣớc tinh thể CaOx trong nƣớc tiểu và mức độ lắng đọng sỏi trong thận (mô bệnh học thận).
- Về khối lượng và thể trạng chuột
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình gây sỏi tiết niệu trên thực nghiệm bằng EG 0,75% không ảnh hƣởng đến khối lƣợng chuột cũng nhƣ thể trạng chuột. Tất cả chuột đều không ghi nhận đƣợc dấu hiệu bất thƣờng nào. Không có sự khác biệt nào độ tăng khối lƣợng cơ thể chuột giữa các lô nghiên cứu. Điều này cho thấy mô hình EG 0,75% không có ảnh hƣởng nào trên thể trạng cũng nhƣ sự phát triển của động vật thí nghiệm.
- Về các chỉ số hóa sinh và công thức máu.
Để đánh giá ảnh hƣởng của mô hình lên chức năng gan và chức năng thận của chuột, chúng tôi đã định lƣợng một số thông số công thức máu nhƣ RBC, HCT, Hb, PLT, WBC và một số thông số hóa sinh máu nhƣ nồng độ creatinin, ASAT, ALAT. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa các lô nghiên cứu. Việc sử dụng EG 0,75% qua nƣớc uống hàng ngày của chuột và việc sử dụng natri citrat 2,5g/kg chuột không làm thay đổi đáng kể các thông số này trong vòng 28 ngày thí nghiệm. Mô hình gây sỏi tiết niệu trên thực nghiệm bằng EG 0,75% đơn độc không ảnh hƣởng đến chức năng gan, chức năng thận của động vật thí nghiệm.
- Về thể tích và pH nước tiểu
Thể tích nƣớc tiểu thu đƣợc ở lô EG 0,75% không có sự khác biệt so với lô bình thƣờng. Ở các nghiên cứu khác, lại không có sự đồng nhất về sự khác biệt về thể tích nƣớc tiểu ở lô uống EG 0,75% trong 28 ngày so với lô bình thƣờng [51], [58]. Tuy nhiên, việc sử dụng natri citrat 2,5g/kg lại làm tăng thể tích nƣớc tiểu lên đáng kể so với lô EG 0,75%. Trong một nghiên cứu khác, việc sử dụng citrat làm tăng không đáng kể thể tích nƣớc tiểu hoặc thậm chí làm giảm thể tích nƣớc tiểu so với lô EG 0,75% [45], [65]. Sự
khác nhau này có thể do điều kiện lấy mẫu nƣớc tiểu phụ thuộc vào: thời gian lấy mẫu, nhiệt độ, độ ẩm của môi trƣờng thí nghiệm, điều kiện chăm sóc động vật thí nghiệm trong thời gian lấy mẫu (cứ sau mỗi 2 giờ, chúng tôi cho chuột uống nƣớc hoặc EG 0,75% với thể tích 1ml/100g)….
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận đƣợc pH nƣớc tiểu không có sự khác nhau giữa các lô nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu tác dụng của Rosa canina do Tayefi- Nasrabadi và các cộng sự thực hiện, kết quả cho thấy pH lô EG + citrat cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô gây sỏi bằng EG [65]. Sự khác nhau này có thể là do sự khác biệt về chế độ ăn của động vật nghiên cứu.
- Về số lượng và kích thước tinh thể CaOx trong nước tiểu
Về số lƣợng tinh thể CaOx trong nƣớc tiểu, kết quả cho thấy số lƣợng tinh thể ở lô EG 0,75% cao hơn đáng kể so với lô bình thƣờng, trong khi đó, lô EG 0,75% + citrat thấp hơn đáng kể so với lô EG 0,75%. Lô 0,75% + citrat gần nhƣ không quan sát đƣợc tinh thể nào. Điều này có thể do citrat với liều 2,5g/kg đã tạo ra giới hạn bão hòa muối CaOx lớn hơn ngƣỡng nồng độ oxalat mà đƣợc tạo ra bằng EG 0,75%, do đó mà không có sự kết tinh thành các tinh thể CaOx và cũng không quan sát đƣợc sự có mặt của các tinh thể này trong nƣớc tiểu [26], [72].
- Về mức độ lắng đọng sỏi trong thận
Sau 28 ngày gây sỏi tiết niệu thực nghiệm bằng EG 0,75%, mức độ lắng đọng sỏi trong thận ở lô EG 0,75% khác biệt rõ rệt so với lô bình thƣờng. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới [48], [51], [58], [66]. Mặc dù, trong một số nghiên cứu, việc sử dụng mô hình EG 0,75% đơn độc không gây đƣợc sỏi trên thực nghiệm [31], [46]. Sự khác biệt này do rất nhiều yếu tố nhƣ chế độ ăn uống, điều kiện thời tiết, tính cá thể trong quần thể nghiên cứu…. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy rằng: ở vùng nhú thận có sự kết tập sỏi nhiều hơn và thành các đám lớn trong khi ở vùng tủy và vùng vỏ thì sỏi kết tập lại ít hơn và rải rác. Đây cũng là bằng chứng một lần nữa cho thấy việc gây sỏi tiết niệu in vivo bằng mô hình EG đơn độc gây quá bão hòa
oxalat trong nƣớc tiểu cho quá trình hình thành sỏi thận trên chuột giống nhƣ quá trình đó ở ngƣời.
Về tác dụng của chứng dƣơng citrat, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng ức chế hình thành sỏi tiết niệu in vivo của natri citrat 2,5g/kg. Các nghiên cứu trƣớc đây cũng cho thấy tác dụng tƣơng tự của citrat trên mô hình sử dụng EG đơn độc [45], [65].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho tỷ lệ chuột có sỏi đạt 88,9% (1/9 chuột không có sỏi). Trong khi các nghiên cứu khác trên thế giới sử dụng EG đơn độc ở các nồng độ khác nhau cho tỷ lệ chuột có sỏi khá dao động. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào cho tỷ lệ chuột có sỏi cao hơn 80%. Trong đó, Lee và cộng sự sử dụng EG 0,5% trong vòng 4 tuần cho tỷ lệ chuột có sỏi là 71,4% [43]; nghiên cứu của Khan cho thấy tỷ lệ chuột có sỏi là 16,6% khi sử dụng EG 0,5% và 50% khi sử dụng EG 0,75% trong vòng 24 ngày [40]; nghiên cứu triển khai của tác giả Phạm Đức Vịnh khi sử dụng EG 1% cho tỷ lệ chuột có sỏi là 60%; trong khi sử dụng EG 0,8% trong 24 ngày, nhóm nghiên cứu của Boeve không tìm thấy sự lắng đọng sỏi trong thận [27].
Khi triển khai mô hình gây sỏi đã hiệu chỉnh để đánh giá tác dụng của các dƣợc liệu Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ và Lâm vồ, chúng tôi nhận thấy ở lô chứng bệnh, tỷ lệ chuột có sỏi là 87,5% (7/8 số chuột có sỏi). Kết quả không có sự khác biệt nhiều so với nghiên cứu hiệu chỉnh (tỷ lệ chuột có sỏi là 88,9%). Trong khi đó, chứng dƣơng natri citrat với liều 2,5g/kg tiếp tục cho thấy tác dụng giảm đáng kể mức độ lắng đọng sỏi trong thận, giảm đáng kể số lƣợng tinh thể CaOx bài tiết qua nƣớc tiểu cũng nhƣ làm tăng thể tích nƣớc tiểu 5h. Nhƣ vậy, mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo bằng EG 0,75% ổn định và phù hợp để cho phép đánh giá tác dụng của các dƣợc liệu nghiên cứu.
Tóm lại, việc hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo trên chuột bằng EG 0,75% đã khắc phục đƣợc các hạn chế của mô hình EG + AC tác giả Phạm Đức Vịnh đã triển khai. Đồng thời, dựa trên các tiêu chí của một mô hình gây sỏi tiết niệu thực nghiệm tốt bao gồm: 1) Các động vật thí nghiệm phải gây đƣợc sỏi tiết niệu và có khả năng lặp lại. 2) Những thay đổi bệnh lý ở đƣờng tiết niệu chỉ do sỏi gây ra, không phải do độc tính của hóa chất gây sỏi. 3) Các triệu chứng đƣợc kiểm soát bằng một thuốc đã đƣợc sử dụng
có hiệu quả trên ngƣời [71]. Mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo chúng tôi hiệu chỉnh đã đáp ứng đƣợc các tiêu chí cơ bản trên.