Gây sỏi tiết niệu in vivo trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng của

Một phần của tài liệu Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và áp dụng để đánh giá tác dụng của các dược liệu ý dĩ, bồ đề, xấu hổ và lâm vồ (Trang 26)

dương natri citrat

Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu thực nghiệm bằng EG đã đƣợc thực hiện bởi tác giả Phạm Đức Vịnh:

- Về tác nhân gây sỏi: sử dụng EG đơn độc thay cho EG kết hợp với AC. - Về nồng độ chất gây sỏi: sử dụng EG 0,75%, đây là nồng độ thấp hơn so với nồng độ EG đƣợc sử trong nghiên cứu triển khai là 1%.

- Về động vật thí nghiệm: chỉ sử dụng chuột cống trắng giống đực, không sử dụng chuột cống trắng giống cái.

- Về thời gian gây sỏi: 4 tuần, điều này không có thay đổi so với nghiên cứu triển khai trƣớc đó.

2.4.1.1. Thiết kế thí nghiệm

Chuột đực cống trắng đƣợc chia ngẫu nhiên thành 3 lô:

Lô bình thƣờng: cho chuột ăn, uống chế độ bình thƣờng. Thƣờng ngày cho chuột uống nƣớc cất 1ml/100g chuột.

Lô EG 0,75%: cho chuột uống dung dịch EG 0,75% thay cho nƣớc uống hàng ngày. Thƣờng ngày cho chuột uống nƣớc cất 1ml/100g chuột.

Lô EG 0,75% + citrat: tƣơng tự nhƣ lô 2, tuy nhiên thay nƣớc cất bằng dung dịch natri citrat 25% (kl/tt) với liều 2,5g/kg chuột, thể tích natri citrat uống là 1ml/100g chuột.

Chuột uống nƣớc cất và natri citrat vào cùng một thời điểm trong ngày trong suốt quá trình thí nghiệm.

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong 28 ngày.

Kết thúc thí nghiệm, thu nƣớc tiểu 5h, lấy máu làm xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, giải phẫu thận làm mô bệnh học.

Quy trình nghiên cứu đƣợc mô tả ở hình 2.1:

2.4.1.2. Các thông số đánh giá

 Khối lƣợng cơ thể và thể trạng chuột

Tất cả chuột đƣợc theo dõi khối lƣợng vào thời điểm trƣớc ngày bắt đầu thí nghiệm và hàng tuần sau khi thí nghiệm bắt đầu.

Thể trạng của chuột (bao gồm lƣợng thức ăn, lƣợng nƣớc tiêu thụ, hoạt động của chuột, các dấu hiệu bất thƣờng trên chuột) cũng đƣợc theo dõi chặt chẽ trong thời gian nghiên cứu.

 Các thông số huyết học

Lấy máu chuột từ xoang hốc mắt bằng ống mao quản vào ống nghiệm chứa chất chống đông. Xác định các thông số: số lƣợng hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (HGB), tỷ lệ hematocrit (HCT), số lƣợng tiểu cầu (PLT), số lƣợng bạch cầu (WBC) tại bệnh viện Bạch Mai.

 Các thông số hóa sinh máu

Lấy máu từ xoang hốc mắt của chuột bằng ống mao quản vào ống nghiệm không chứa chất chống đông. Để lắng tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 giờ. Sau đó, ly tâm ở tốc độ 3000vòng/phút trong 15 phút để lấy huyết thanh. Xác định các thông số nồng độ creatinin (Cr), ALAT, ASAT huyết thanh tại bệnh viện Bạch Mai.

 Thể tích nƣớc tiểu

Nƣớc tiểu 5 giờ đƣợc lấy vào ngày trƣớc ngày kết thúc thí nghiệm thông qua lồng hứng nƣớc tiểu. Rút thức ăn trong quá trình lấy mẫu. Vào thời điểm ban đầu, cho chuột uống nƣớc hoặc thuốc đối chiếu natri citrat đã đƣợc quy định theo lô. Sau đó, cứ mỗi 2h cho chuột uống loại nƣớc tƣơng ứng với từng lô (nƣớc hoặc EG 0,75%) với thể tích 1ml/100g chuột. Nƣớc tiểu ngay sau đó đƣợc xác định thể tích bằng ống đong.

 pH nƣớc tiểu

pH nƣớc tiểu của từng chuột đƣợc xác định ngay sau khi thi gom nƣớc tiểu.

Ngay sau khi thu gom, lấy 2ml nƣớc tiểu đem ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 10 phút. Loại bỏ 1,7ml dung dịch phía trên. Phần còn lại đƣợc làm đồng đều, sau đó đƣa lên phiến kính và soi bằng kính hiển vi quang học dƣới ánh sáng thƣờng ở độ phóng đại x100 và x400. Quan sát kích thƣớc và mật độ của tinh thể calci oxalat (bao gồm tinh thể COM và COD) trong nƣớc tiểu trên 5 vi trƣờng độc lập. Xác định số lƣợng tinh thể calci oxalat trung bình và cho điểm theo thang (bảng 2.1)

Bảng 2.1: Thang điểm phản ánh số lƣợng tinh thể CaOx trung bình Số lƣợng tinh thể calci oxalat trung bình Điểm

0 ≤ số tinh thể < 1 0

1 ≤ số tinh thể < 4 1

4 ≤ số tinh thể < 7 2

7 tinh thể 3

 Mô bệnh học thận

Vào ngày kết thúc thí nghiệm, tất cả chuột đƣợc giết bằng ether mê. Giải phẫu lấy hai thận. Thận trái đƣợc bảo quản bằng dung dịch formol 10%. Tiêu bản thận đƣợc cắt tại Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trƣờng Đại học Y Hà Nội (mỗi thận làm một tiêu bản, thận cắt dọc với lát cắt 5-7µm). Đọc tiêu bản bằng kính hiển vi quang học dƣới ánh sáng phân cực ở độ phóng đại x100 và x400 tại bộ môn Dƣợc liệu, trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội. Trên một lát cắt thận, đếm số lƣợng ống thận có sỏi CaOx trên 5 vi trƣờng khác nhau, mỗi thận đánh giá trên 10 vi trƣờng độc lập (điểm tối đa trên mỗi thận là 10).

Một phần của tài liệu Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và áp dụng để đánh giá tác dụng của các dược liệu ý dĩ, bồ đề, xấu hổ và lâm vồ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)