Về những thay đổi trong mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo

Một phần của tài liệu Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và áp dụng để đánh giá tác dụng của các dược liệu ý dĩ, bồ đề, xấu hổ và lâm vồ (Trang 48)

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mô hình gây sỏi tiết niệu thực nghiệm, tuy nhiên, chƣa có sự thống nhất giữa các tác giả. Các mô hình gây sỏi tiết niệu rất khác nhau cả về hóa chất, liều lƣợng, thời gian…. Sự khác nhau này có thể do chế độ ăn uống, điều kiện nuôi dƣỡng hoặc mục đích nghiên cứu. Ở Việt Nam, cho đến nay, mới có một đề tài: “Triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu trên động vật thí nghiệm” của tác giả Phạm Đức Vịnh về mô hình gây sỏi tiết niệu thực nghiệm và đã thu đƣợc kết quả bƣớc đầu. Tuy nhiên, mô hình gây sỏi tác giả Phạm Đức Vịnh đã triển khai vẫn còn một số hạn chế [15].

Về hóa chất gây sỏi:

Mặc dù việc bổ sung AC làm tăng kết tập sỏi trong thận, đồng thời, AC làm giảm pH nƣớc tiểu; pH nƣớc tiểu giảm cũng là yếu tố nguy cơ gây sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, do một số hạn chế khi sử dụng AC kết hợp trong nghiên cứu triển khai nên chúng tôi loại bỏ AC trong thành phần hóa chất gây sỏi.

Trƣớc hết, độc tính của mô hình EG kết hợp amoni clorid (AC) thể hiện rõ trên động vật thí nghiệm trong khi không có biểu hiện bất thƣờng nào đƣợc ghi nhận khi sử dụng mô hình EG đơn độc. Độc tính của mô hình EG + AC thể hiện ở thể trạng chuột và tỷ lệ chuột chết trong quá trình thí nghiệm. Thể trạng chuột bị ảnh hƣởng lớn nhƣ chuột chậm lớn hơn, chuột có dấu hiệu giảm ăn, uống. Tỷ lệ chuột chết trong quá trình nghiên cứu là 33% (3/9 chuột chết trong quá trình thí nghiệm). Thể trạng chuột xấu đi cũng nhƣ tỷ lệ chuột chết cao cũng đƣợc ghi nhận trong nghiên cứu của Fan và các cộng sự về mô hình gây sỏi tiết niệu trên thực nghiệm khi nồng độ AC > 0,5% [31]. Hơn nữa, độc tính của mô hình triển khai có thể do AC có khả năng gây suy ống thận. Hạn chế khác của việc bổ sung AC là kết quả chứng dƣơng natri citrat không thể hiện đƣợc tác dụng. Việc sử dụng chứng dƣơng natri citrat để đánh giá tác dụng trên mô hình EG kết hợp với AC

chƣa đƣợc chứng minh và khẳng định. Một chất đƣợc gọi là chứng dƣơng cho một mô hình khi nó là một thuốc tân dƣợc, có cơ chế tác dụng và hiệu quả rõ ràng, đã đƣợc chứng minh hoặc đƣợc thừa nhận rộng rãi [34], [36]. Citrat đã đƣợc một số tác giả sử dụng để làm chứng dƣơng trong các nghiên cứu đánh giá tác dụng ức chế hình thành sỏi thận của một số dƣợc liệu trên mô hình EG đơn độc [45], [65]. Nhƣng chƣa có tác giả nào sử dụng citrat làm chứng dƣơng để đánh giá tác dụng trên mô hình EG + AC. Hơn nữa, sự bài tiết của citrat phụ thuộc vào cân bằng acid – basơ trong nƣớc tiểu. Việc sử dụng AC làm giảm pH nƣớc tiểu, điều này có thể ảnh hƣởng đến tác dụng của citrat: pH nƣớc tiểu giảm, dẫn đến sự tái hấp thu citrat trong ống thận tăng, làm giảm nồng độ citrat trong nƣớc tiểu, do đó làm giảm tác dụng của citrat [31]. Mặt khác, AC có vị đắng làm cho chuột có thể giảm uống nƣớc, làm giảm lƣợng EG đƣợc đƣa vào cơ thể chuột, do đó ảnh hƣởng đến sự quá bão hòa oxalat trong nƣớc tiểu chuột và ảnh hƣởng đến quá trình hình thành sỏi tiết niệu.

Nhƣ vậy, nghiên cứu của chúng tôi chỉ sử dụng EG đơn độc để gây sỏi trên chuột cống trắng.

Về nồng độ chất gây sỏi:

Trong hầu hết các nghiên cứu đƣợc công bố cũng nhƣ trong nghiên cứu triển khai của tác giả Phạm Đức Vịnh, nồng độ EG đƣợc sử dụng dao động trong khoảng từ 0,5% đến 1%. Kết quả thu đƣợc cũng rất dao động, tỷ lệ chuột có sỏi từ 0% đến 71,4% [27], [40], [43]. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sỏi cao nhất là 71,4% sử dụng EG 0,75% [43]. Vậy nên, chúng tôi lựa chọn nồng độ EG 0,75%.

Về động vật thí nghiệm:

Trong nghiên cứu triển khai, tác giả sử dụng cả chuột cống trắng giống đực và giống cái. Điều này có ảnh hƣởng đến tỷ lệ chuột có sỏi. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chuột có sỏi ở giống đực cao hơn so với giống cái [40]. Tức là, việc gây sỏi tiết niệu bằng EG phụ thuộc vào giống đực/cái. Khi chỉ sử dụng chuột cống trắng giống đực thì tỷ lệ chuột có sỏi sẽ tăng lên, do đó, nghiên cứu của chúng tôi chỉ sử dụng chuột cống trắng giống đực để gây sỏi.

Một phần của tài liệu Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và áp dụng để đánh giá tác dụng của các dược liệu ý dĩ, bồ đề, xấu hổ và lâm vồ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)