in vivo bằng ethylen glycol 0,75%.
Về số lượng ống thận lắng đọng tinh thể calci oxalat:
Soi tiêu bản thận dƣới kính hiển vi quang học phân cực để xác định số lƣợng ống thận xuất hiện lắng đọng các tinh thể. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.4:
Bảng 3.4: Điểm đánh giá về số lượng ống thận có kết tập sỏi
Lô
n Điểm phản ánh mức độ lắng đọng tinh thể calci oxalat tại thận
Bình thƣờng 8 0,0 (0,0 – 0,0)
Lô EG 0,75% 9 10,0 (3,5 – 10,0)aa
Lô EG 0,75% + citrat 9 0,1 (0 – 0,1)bb
aa p < 0,01 khi so sánh với lô bình thƣờng bb p < 0,01 khi so sánh với lô EG 0,75%
Nhận xét: Sự kết tập tinh thể calci oxalat tại thận ở lô gây sỏi bằng EG 0,75% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô bình thƣờng.
Ở lô sử dụng EG 0,75% + citrat, sự lắng đọng sỏi tại thận thấp hơn lô gây sỏi bằng EG 0,75% có ý nghĩa thống kê.
Về hình ảnh mô bệnh học thận dưới kính hiển vi quang học phân cực:
Hình ảnh vi thể thận của các chuột đại diện cho từng lô đƣợc trình bày trong các hình 3.5, 3.6
Nhận xét: Trên hình ảnh vi thể thận cho thấy, ở lô bình thƣờng, vi thể thận bình thƣờng, không thấy có tinh thể calci oxalat lắng đọng trong các ống thận. Trong khi đó, ở lô EG 0,75%, tinh thể calci oxalat lắng đọng rất nhiều, tụ lại thành các đám lớn, nằm ở nhiều vị trí khác nhau và rải rác trong thận từ vùng vỏ thận đến vùng nhú thận. Ở lô EG 0,75% + citrat hầu nhƣ không có sự lắng đọng tinh thể calci oxalat ở các ống thận. Trong một vài tiêu bản, chỉ có 1 hoặc 2 ống thận có sự lắng đọng tinh thể calci oxalat thành đám nhỏ.
A B C Hình 3.5: Hình ảnh vi thể thận chuột ở độ phóng đại x100 A B C Hình 3.6: Hình ảnh vi thể thận chuột ở độ phóng đại x400
A: Hình ảnh vi thể thận chuột lô bình thƣờng B: Hình ảnh vi thể thận chuột lô EG 0,75% C: Hình ảnh vi thể thận chuột lô EG 0,75% + citrat