Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc cộng đồng trên địa bàn hà nội năm 2014 (Trang 55)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) sau 3 vòng với các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor loading > 0,5); (2) Kiểm định tính phù hợp của mô hình (0,5 < KMO = 0,904 <1); (3) Kiểm định Barlett về tương quan của các biến quan sát (Sig. < 0,05); kiểm định phương sai cộng dồn = 52,303% (Cumulatine variance > 50%)

Kết quả kiểm định Bartlett và hệ số KMO được trình bày trong bảng 3.14 dưới đây:

Bảng 3.14: Kiểm định Bartlett và hệ số KMO

STT Hệ số Giá trị

1 KMO 0,904

2 Sig. 0,000

Kết quả vẽ biểu đồ dốc Scree Plot được trình bày trong hình 3.4 dưới đây:

Hình 3.4: Biểu đồ dốc Scree Plot

Hình 3.4 cho thấy độ dốc của các factor khá lớn và có 3 nhân tố có giá trị Eigen lớn hơn 1. Tuy nhiên để xác định chính xác xem có bao nhiêu nhân tố và mỗi nhân tố gồm các biến nào cần thực hiện xoay nhân tố.

Bảng 3.15: Ma trận xoay nhân tố

Nhân tố

1 2 3

Nhân viên NT sẵn sàng giúp đỡ tôi 0,76 Nhân viên NT có kỹ năng giao tiếp tốt 0,75 Nhân viên NT sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ

hiểu ...khi trao đổi với tôi 0,75 Nhân viên NT thân thiện với tôi ngày hôm nay 0,67 Nhân viên NT quan tâm tới sức khỏe của tôi 0,67 Nhân viên NT có đầy đủ kiến thức cần thiết để

giúp tôi lựa chọn thuốc 0,60

Nhân viên NT tôn trọng quan điểm và ý kiến

của tôi 0,60

Nhân viên NT có kiến thức để giải quyết một

số bệnh thông thường (cảm, đau đầu...) 0,58 NT có đầy đủ các thuốc tôi muốn 0,56

NT sạch sẽ và hợp vệ sinh 0,53

NT nổi tiếng nhất khu vực này 0,81

Giá cả thuốc tôi mua rẻ hơn so với cửa hàng

khác 0,75

Bạn bè giới thiệu tôi NT này 0,67

Tôi đã mua thuốc ở đây và hài lòng 0,56

NT có phòng chờ rộng rãi, thoải mái 0,77

NT có chỗ để xe rộng rãi, thuận tiện 0,69

NT trang trí ấn tượng, khoa học 0,67

Giá trị Eigen 6,46 1,63 1,31

Kết quả phân tích hình thành ba nhóm nhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc và đến mức độ hài lòng của người mua thuốc:

Nhân tố F1 gồm 8 biến thuộc về nhân viên nhà thuốc: nhân viên NT sẵn sàng giúp đỡ tôi, nhân viên NT có kỹ năng giao tiếp tốt, nhân viên NT sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu ...khi trao đổi với tôi, nhân viên NT thân thiện với tôi ngày hôm nay, nhân viên NT quan tâm tới sức khỏe của tôi, nhân viên NT có đầy đủ kiến thức cần thiết để giúp tôi lựa chọn thuốc, nhân viên NT tôn trọng quan điểm và ý kiến của tôi, nhân viên NT có kiến thức để giải quyết một số bệnh thông thường (cảm, đau đầu...) và 2 biến thuộc về nhà thuốc: NT có đầy đủ các thuốc tôi muốn, NT sạch sẽ và hợp vệ sinh. Vì thế, nhân tố F1 được đặt tên là “Nhân viên nhà thuốc” (đặt là X1 trong phân tích hồi quy tuyến tính). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố F2 bao gồm 4 biến: NT nổi tiếng nhất khu vực này, giá cả thuốc tôi mua rẻ hơn so với cửa hàng khác, bạn bè giới thiệu tôi NT này, tôi đã mua thuốc ở đây và hài lòng. Nhân tố F2 được đặt tên là “Giá và uy tín nhà thuốc” (đặt là X2 trong phân tích hồi quy tuyến tính).

Tương tự, nhân tố F3 gồm có 3 biến là: NT có phòng chờ rộng rãi, thoải mái; NT có chỗ để xe rộng rãi, thuận tiện; NT trang trí ấn tượng, khoa học. Nhân tố F3 được đặt tên là “Cơ sở vật chất nhà thuốc” (đặt là X3 trong phân tích hồi quy tuyến tính).

Mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng nhà thuốc được hiệu chỉnh lại như sau:

Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ nhà thuốc và sự hài lòng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc cộng đồng trên địa bàn hà nội năm 2014 (Trang 55)