Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến nhà thuốc cộng đồng và thực hành nhà thuốc. Một nghiên cứu của Chalker và đồng nghiệp sử dụng phương pháp đóng vai khách hàng, được tiến hành để đánh giá việc cung ứng dịch vụ dược tại nhà thuốc cộng đồng ở Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề liên quan đến thực hành nhà thuốc tại Hà Nội: tư vấn và điều trị thực hiện bởi nhân viên nhà thuốc rất hạn chế. Cụ thể, 55% các cuộc gặp gỡ không có câu hỏi và 61 % các giao dịch không có lời khuyên nào được đưa ra [10]. Các nghiên cứu đã nêu cũng chỉ ra một sự khác biệt giữa thông tin thu được qua bộ câu hỏi tự điền (nội dung liên quan đến kiến thức và thực hành) và thực tế thực hành. Mặc dù 74% dược sĩ và nhân viên nhà thuốc biết rằng họ không nên tự điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở các nhà thuốc cộng đồng nhưng 84% thực sự đã bán thuốc điều trị cho khách hàng [10]. Một nghiên cứu sau đó cũng chỉ ra rằng một phần năm (20%) nhân viên nhà thuốc nói rằng họ sẽ không sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tại các nhà thuốc ở Việt Nam. Nhưng trong thực tế, bốn phần năm (83%) các nhà thuốc đã bán thuốc kháng sinh cho bệnh
này. Ngoài ra, trong các câu hỏi, hơn một nửa (53%) của các nhân viên nhà thuốc nói rằng họ sẽ hỏi bệnh nhân về khó khăn trong việc thở. Nhưng trong thực tế, dưới 10% các cuộc trao đổi giữa khách hàng và nhân viên nhà thuốc có những câu hỏi liên quan đến khó khăn trong việc thở [13].
Một nghiên cứu sử dụng các cuộc phỏng vấn với nhân viên nhà thuốc và khách hàng cộng với quan sát giao dịch giữa hai bên trong khoảng thời gian hai tuần tại Hà Nội, cho thấy 90% các loại thuốc được cung ứng theo yêu cầu mà không cần đơn của bác sĩ và rất ít (nếu có) lời khuyên từ nhân viên nhà thuốc [14]. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân ở Việt Nam đang lạm dụng thuốc kháng sinh. Họ đến nhà thuốc mua thuốc kháng sinh ngay cả khi có những triệu chứng nhẹ như ho, đau họng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Bệnh nhân cũng tự quyết định loại kháng sinh mà không có bất kỳ chẩn đoán nào [14]. Một nghiên cứu khác xem xét việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi do Streptococcus tại các nhà thuốc ở cả thành thị và nông thôn ở Việt Nam. Họ phát hiện ra rằng rất nhiều nhà thuốc cả thành thị và nông thôn sử dụng kháng sinh không phù hợp với phác đồ [22]. Các tác giả kết luận rằng cần phải có những quy định chặt chẽ hơn trong việc cung ứng thuốc kháng sinh ở Việt Nam.
Một số bài báo nghiên cứu đã kiểm tra chất lượng dịch vụ dược ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhằm xác định các giải pháp khả thi để nâng cao kiến thức và kĩ năng thực tế của dược sĩ và nhân viên nhà thuốc [16, 25, 26]. Theo Smith (2009), nhà thuốc ở các nước này vẫn chưa cung ứng dịch vụ dược đạt hiệu quả hỗ trợ bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [26]. Một nghiên cứu tiến hành tại 29 nhà thuốc tại Hà Nội để kiểm tra kiến thức cũng như cách ứng xử của nhân viên nhà thuốc trong việc xử lý các trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em. Những phát hiện từ nghiên cứu này chỉ ra rằng nhân viên nhà thuốc đưa ra rất ít câu hỏi và lời khuyên cho khách hàng. Chỉ một nửa số nhân viên nhà thuốc hỏi thông tin về phân, độ tuổi của trẻ và tần số của tiêu chảy. Trong khi các câu hỏi về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, đồ ăn của trẻ hoặc tình trạng sức khỏe rất hiếm khi được đưa ra hỏi [27]. Theo luật pháp Việt Nam, dược sĩ phải có mặt trong quá trình bán thuốc.
Nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhà thuốc ở Việt Nam dược sĩ phụ trách có mặt ở giờ làm việc chỉ là 24% [20]. Điều này có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.
Một trong những nghiên cứu can thiệp đa thành phần đầu tiên trong lĩnh vực dược cộng đồng ở Việt Nam tiến hành ở 34 cặp nhà thuốc tư nhân ở Hà Nội. Ba can thiệp được áp dụng liên tiếp cho mỗi cặp nhà thuốc là: thực hiện quy chế hành nghề, đào tạo và giáo dục đồng đẳng (các nhà thuốc chia sẻ kinh nghiệm cho nhau). Bốn trạng thái được lựa chọn để theo dõi là: nhiễm trùng hô hấp trên không biến chứng, bệnh lây truyền qua đường tình dục, yêu cầu mua prednisolone không có đơn của bác sĩ và yêu cầu mua cepalexin không đủ liều. Nghiên cứu đã cho thấy những cải thiện đáng kể trong thực hành nhà thuốc sau khi can thiệp [11, 12]. Kiến thức của nhân viên nhà thuốc cũng cải thiện đáng kể sau can thiệp [9]. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên vẫn chưa đề cập, xem xét đến vấn đề thái độ của nhân viên nhà thuốc và liệu rằng họ có sẵn sàng thay đổi cách cư xử của họ sau can thiệp không. Ngoài ra, vấn đề cải thiện bền vững sau can thiệp cũng rất đáng được xem xét và nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Năm 2011, một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Phạm Tuyên được tiến hành tại 100 nhà thuốc trên 9 quận nội thành Hà Nội chỉ ra nhiều vấn đề trong hoạt động dược cộng đồng ở Hà Nội, Việt Nam. Cụ thể, tác giả chỉ ra rằng: 41,7% khách hàng không nhận được nội dung hỏi về ai là người sủ dụng thuốc, cân nặng, độ tuổi. Đặc biệt có tới 83,5% khách hàng không được cảnh bảo khi sử dụng thuốc. Có tới 74,2 % khách hàng không được khuyến cáo về tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra nhiều vấn đề về kiến thức, kỹ năng bán hàng… của nhân viên nhà thuốc [4]. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả còn chưa đề cập đến nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại nhà thuốc cộng đồng như: vị trí địa lý, cơ sở vật chất, giá cả của thuốc… Bằng chứng chỉ ra rằng có rất nhiều vấn đề liên quan đến cung ứng thuốc bao gồm: thiếu tư vấn, thiếu đưa lời khuyên, kê đơn không hợp lý tại nhà thuốc cộng đồng ở Việt Nam. Cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trong lĩnh vực cung ứng thuốc không kê đơn và chưa có giải phải
nào được kiến nghị để nâng cao năng lực của nhân viên nhà thuốc trong việc đưa ra lời khuyên và cung ứng thuốc ở Việt Nam. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu để điều tra hoạt động cung ứng thuốc không kê đơn ở các nhà thuốc cộng đồng tại Việt Nam là rất cần thiết.
2 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài, hai đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu là:
Người bán hàng tại các nhà thuốc
Khách hàng đến mua thuốc tại nhà thuốc
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu:
Khóa luận ban đầu dự kiến làm trên 12 quận/huyện trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, nghiên cứu được thực hiện ở 5 quận nội thành Hà Nội bao gồm: quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Đống Đa. Các nhà thuốc cũng được lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng từ các quận này.
Cụ thể, từ 12 quận/huyện, 5 quận và các nhà thuốc được chọn được trình bày ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Danh sách nhà thuốc nghiên cứu
STT Quận Nhà thuốc
1 Hoàng Mai
NT Kim Đồng - 248 Minh Khai
NT Thanh Thảo - 257D Định Công Thượng NT Kim Xuyến - 149 Nguyễn Đức Cảnh 2 Hai Bà Trưng NT Nghĩa Hưng - 105-C8 Quỳnh Mai
NT Phương Chính - 169A Mai Hắc Đế 3 Hoàn Kiếm NT Thu Hương - 52B Quán Sứ
NT Tân Thanh Bình - 54 Quán Sứ 4 Ba Đình NT Nghĩa Hưng - 367 Đội Cấn NT Thanh Lan - 369 Đội Cấn NT Minh Tiến - 390 Đội Cấn
5 Đống Đa NT Nam Anh - 256 Ngõ chợ Khâm Thiên NT 63 Quốc Tử Giám
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 14/02/2014 đến 23/04/2014
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1Lựa chọn phương pháp
Khóa luận này điều tra hoạt động cung ứng thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội từ quan điểm của khách hàng. Một bộ câu hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu quan điểm của khách hàng về dịch vụ dược mà họ nhận được từ nhà thuốc cộng đồng. Việc sử dụng phương pháp này là rất hữu ích để điều tra việc cung ứng thuốc không kê đơn cả về kiến thức và kỹ năng thực tế của dược sĩ và nhân viên nhà thuốc ở các nhà thuốc cộng đồng trên địa bàn Hà Nội.
Với cuộc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn để mô tả định lượng xu hướng, thái độ và ý kiến của một mẫu dân số được lựa chọn ngẫu nhiên. Số liệu
điều tra thu thập được từ mẫu nghiên cứu đủ kích thước có thể được sử dụng để xác định tần số các sự kiện, thiết lập tỷ lệ những người có quan điểm riêng và mô tả mối quan hệ giữa các biến để cho phép khái quát trong một quần thể dân số lớn hơn. Để đạt được kết quả chính xác, điều quan trọng là các câu hỏi được sử dụng trong cuộc khảo sát phải thu thập các thông tin liên quan một cách hiệu quả và câu trả lời nhận được phải đáng tin cậy, phản ánh được các vấn đề muốn nghiên cứu. Muốn vậy bảng câu hỏi khảo sát phải hợp lý về cả chiều dài và cách trình bày để được người trả lời chấp nhận và hấp dẫn họ trả lời.
Để tiến hành thu thập số liệu, các cuộc điều tra có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phỏng vấn trực tiếp khách hàng, gọi điện thoại, gửi bài qua bưu điện, qua Internet, sử dụng bảng câu hỏi…Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt được sử dụng vì có ưu điểm là cho phép hỏi những câu hỏi phức tạp, cung cấp cho người được phỏng vấn và người phỏng vấn nhiều cơ hội hơn để làm sáng tỏ vấn đề hay bất cứ hiểu lầm nào. Khi tiếp xúc mặt đối mặt, các nhà nghiên cứu có cơ hội giải thích, thúc đẩy cho cuộc phỏng vấn diễn ra dễ dàng, đầy đủ. Ngoài ra, họ còn có thể thăm dò các phản ứng khác của người trả lời. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian, đặc biệt nếu người phỏng vấn không được huấn luyên tốt, không kiểm soát được hành vi họ có thể ảnh hưởng tới câu trả lời của người được hỏi. Điều này làm giảm tính khách quan của cuộc nghiên cứu, thậm chí làm sai lệch kết quả.
Khóa luận này nghiên cứu thái độ, y kiến, quan điểm của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà thuốc cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khách hàng nhà thuốc thuộc nhiều đối tượng khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn …Trong số khách hàng, có rất nhiều người trẻ tuổi, có thời gian để hoàn thành bảng câu hỏi thiết kế sẵn nhưng cũng không ít người là người cao tuổi hoặc không phải lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ người nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng muốn biết suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng ngay sau khi họ sử dụng dịch vụ nhà thuốc. Vì vậy, nghiên cưu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt khách hàng ngay sau khi họ mua thuốc.
Bộ câu hỏi để thu thập số liệu được sử dụng trong khóa luận này ban đầu gồm 4 câu hỏi về nhân khẩu học (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp) và 36 câu hỏi về quan điểm và ý kiến của khách hàng (thái độ, kiến thức của nhân viên nhà thuốc, cơ sở vật chất, vị trí cũng như danh tiếng của nhà thuốc). Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu thử nghiệm (pilot) với 20 khách hàng nhà thuốc, bộ câu hỏi được điều chỉnh mới với nội dung tương tự gồm 3 câu hỏi về nhân khẩu học (giới tính, tuổi, trình độ học vấn) và 31 câu hỏi về quan điểm và ý kiến của khách hàng nhưng được thiết kế lại một cách rõ ràng, dễ hiểu và hình thức phù hợp hơn. Tiếp đến, nghiên cứu thử nghiệm (pilot) khác sử dụng bảng câu hỏi này được thực hiện với 10 khách hàng. Kết quả cho thấy, bộ câu hỏi đã thành công trong việc thu thập số liệu từ các đối tượng khách hàng khác nhau. Bộ câu hỏi mới này sau đó được sử dụng trong suốt quá trình điều tra khảo sát (xin được trình bày ở Phụ lục 1).
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: khóa luận sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang để đo lường sự kiện, hành vi, thái độ của khách hàng mua thuốc tại một thời điểm. Phương pháp này có ưu điểm là dữ liệu thu thập được tương đối rẻ tiền, không tốn thời gian và nguồn lực [1]. Trong phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kỹ thuật phân tích nhân tố được sử dụng nhằm xác định các yếu tố/nhân tố tác động tới dịch vụ dược được cung ứng tại nhà thuốc. Đồng thời, phương pháp phân tích hồi qui đa biến được sử dụng để xác định mức độ quan trọng khác nhau của từng nhân tố. Từ đó có giải pháp đề xuất phù hợp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ dược cung ứng cho người dân.
2.3.2Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu cần thiết được tính toán theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể. Áp dụng công thức:
P: là tỷ lệ khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ dược, do đây là nghiên cứu mới nên ước lượng p=0,5 để cỡ mẫu là lớn nhất
d: là khoảng sai lệch của tỷ lệ thực tế so với tỷ lệ ước đoán trên, chọn là 0,05.
α: Mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%, vậy Z = 1,96. Vậy ở đây cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là:
n = (1,96)2*0,5*0,5/(0,05)2 = 384.
Từ cỡ mẫu tính toán, nhóm nghiên cứu quyết định lấy 405 người làm mẫu nghiên cứu.
2.3.3Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Mỗi tầng là một quận. Mỗi quận, 4 đến 5 nhà thuốc được chọn ngẫu nhiên. Khách hàng được phỏng vấn ở các nhà thuốc được chủ nhà thuốc cho phép tiến hành khảo sát. Tùy thuộc vào quy mô nhà thuốc mà chọn số lượng khách hàng phù hợp. Với nhà thuốc lớn, đông khách, tiến hành phỏng vấn, điều tra 40 đến 50 khách hàng. Với nhà thuốc vừa và nhỏ, vắng khách hơn chỉ khoảng 20 đến 30 người mua thuốc được phỏng vấn, điều tra đảm bảo khảo sát đủ 500 bộ câu hỏi.
2.4 Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu
Phần mềm SPSS (Computer Statistic Package for Social Science) phiên bản 20 sẽ được sử dụng như là một công cụ chính cho phân tích định lượng. Những phân tích thống kê mô tả: Phần trăm, trung vị, ý nghĩa thống kê, độ lệch chuẩn, hệ số Cronbach α, phân tích nhân tố (EFA) và hệ số tương quan. Phân tích hồi quy đa nhân tố được sử dụng để nghiên cứu sự tương quan và kiểm tra mô hình.
Thang đo nhiều chỉ báo phải được đánh giá độ tin cậy, tính ổn định và tính hiệu lực. Hệ số Cronbach alpha thường được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Trong nghiên cứu hiện tại, phương pháp đánh giá chính là phân tích nhân tố khám phá (EFA). Có hai phương pháp thường được sử dụng để trích nhân tố trong EFA là phương pháp phân tích nhân tố rút thành phần chính (Principal component factor analysis) và phương pháp phân tích nhân tố phổ biến (Common
factor analysis). Trong khi phương pháp trích Principal component factor analysis