Đặc tính hình thái thực vật của trái quýt đường không hột

Một phần của tài liệu đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt đường không hột ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 48)

Kích thước trái (chiều cao trái, đường kính trái), tỷ số chiều cao trái/đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường không hột được trình bày ở Bảng 3.4. Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy chiều cao trái, đường kính trái và tỷ số chiều cao trái/đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng).

Chiều cao trái, đường kính trái và tỷ số chiều cao trái/đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) lần lượt dao động trong khoảng 52,5-53,2 mm; 56,4-57,7 mm và 0,92-0,93. Kết quả khảo sát này cũng gần giống với nghiên cứu của Trần Thanh Sang (2012) được tiến hành trên cùng nền thí nghiệm tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho thấy kích thước trái và tỷ số chiều cao trái/đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương tự nhau và tương tự với quýt Đường không hột.

Bảng 3.4 Kích thước trái chín của quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Quýt Đường Chiều cao trái (mm) Đường kính trái (mm) trái/đường kính trái Tỷ số chiều cao

Không hột số 1 52,5 56,4 0,93

Không hột số 2 52,9 56,6 0,93

Có hột (đ/c) 53,2 57,7 0,92

F ns ns ns

CV (%) 3,87 2,32 3,92

ns: khác biệt không ý nghĩa đ/c: đối chứng

Tóm lại, kích thước trái (chiều cao trái, đường kính trái) và tỷ số chiều cao trái/đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 tương đương quýt Đường không hột số 2. Đồng thời, kích thước trái và tỷ số chiều cao trái/đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương với quýt Đường có hột.

37

Hình 3.8 Phẫu diện cắt ngang của quýt Đường không hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Kết quả khảo sát đặc tính vỏ trái (Số túi dầu/cm2 vỏ, độ dày vỏ) của quýt Đường không hột số 1, số 2 và quýt Đường có hột (đối chứng) được trình bảy ở Bảng 3.5. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

-Số túi dầu/cm2 vỏ của quýt Đường không hột số 1 (95,1) khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 (95,5) qua phân tích thống kê. Đồng thời, số túi dầu/cm2 vỏ của 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường có hột (đối chứng) (96,1).

-Độ dày vỏ của quýt Đường không hột số 1 là 1,91 mm, số 2 là 1,88 mm và quýt Đường có hột (đối chứng) là 1,50 mm. Độ dày vỏ của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng) qua phân tích thống kê.

-Số múi của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) dao động trong khoảng 10,8-11,1. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)

38

-Qua phân tích thống kê cho thấy đường kính lõi của quýt Đường không hột số 1 (10,7 mm) khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 (10,7 mm). Đồng thời, đường kính lõi của 2 dòng quýt Đường không hột với quýt Đường có hột (đối chứng) (10,9 mm) không khác biệt nhau qua phân tích thống kê.

Bảng 3.5 Đặc tính vỏ trái và đặc tính thịt trái của quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Quýt Đường dầu/cmSố túi 2 vỏ

Độ dày vỏ (mm) Số múi Đường kính lõi (mm) Không hột số 1 95,1 1,91 10,9 10,7 Không hột số 2 95,5 1,88 11,1 10,7 Có hột (đ/c) 96,1 1,50 10,8 10,9 F ns ns ns ns CV (%) 3,08 23,7 4,78 16,7

ns: khác biệt không ý nghĩa đ/c: đối chứng

Kết quả khảo sát đặc tính vỏ (số túi dầu/cm2 vỏ, độ dày vỏ) cũng tương tự với kết quả của Trần Thị Bích Vân (2008) thực hiện trên cây mẹ tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho rằng số túi dầu/cm2 vỏ và độ dày vỏ của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương tự với quýt Đường có hột (đối chứng). Theo kết quả khảo sát đặc tính thịt trái (số múi, đường kính lõi) của Trần Thanh Sang (2012) thực hiện tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ở giai đoạn cây 3 năm tuổi, số múi và đường kính lõi của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương đương với quýt Đường có hột (đối chứng).

Như vậy, đặc tính vỏ trái (số túi dầu/cm2 vỏ, độ dày vỏ) của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương đương với quýt Đường có hột. Bên cạnh đó, đặc tính thịt trái (số múi, đường kính lõi) của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với nhau và với quýt Đường có hột.

Số lượng hột (hột chắc, hột lép) hoàn toàn không có trên trái của cả 2 dòng quýt Đường không hột. Đồng thời, số hột chắc và hột lép của quýt Đường có hột (đối chứng) lần lượt là 6,58 và 4,38 (Bảng 3.6). Theo kết quả của Nguyễn Bá Phú (2013) cho rằng đặc điểm “phát triển muộn” của tiểu noãn là nguyên nhân đã giúp tạo trái không hột trên 2 dòng quýt Đường không hột. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Dương Thị Xuân Mai (2012) tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp ở giai đoạn cây 4 năm tuổi cho rằng đặc tính không hột của 2 dòng quýt Đường không hột được di truyền và duy trì ổn định cho thế hệ nhân giống vô tính (tháp trên gốc cam Mật). Đồng thời cũng phù hợp với kết quả của Trần Thanh Sang (2012) tiến hành trên cùng nền thí nghiệm tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ở giai đoạn cây 3 năm tuổi.

39

Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.6, số mài của quýt Đường không hột số 1 (8,60) khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 (8,64). Bên cạnh đó, số mài của 2 dòng quýt Đường không hột cao hơn quýt Đường có hột (3,58). Tổng số tiểu noãn của quýt Đường không hột số 1 là 8,60 khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 là 8,64 qua phân tích thống kê. Đồng thời, tổng số tiểu noãn của 2 dòng quýt Đường không hột thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) (14,5).

Bảng 3.6 Số lượng hột, số mài và tổng số tiểu noãn của trái quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Quýt Đường Số lượng hột Số mài Tổng số tiểu noãn

Chắc Lép Tổng Không hột số 1 0,00 0,00 0,00 8,60a 8,60 b Không hột số 2 0,00 0,00 0,00 8,64a 8,64 b Có hột (đ/c) 6,58 4,38 11,0 3,58 b 14,5a F - - - ** *** CV (%) - - - 16,4 11,5

Trong cùng một cột, các số theo sau bởi cùng mẫu tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ***: khác biệt ở mức ý nghĩa 1‰ đ/c: đối chứng

Tóm lại, đặc điểm tiểu noãn “phát triển muộn” và đặc tính hoàn toàn không hột trên 2 dòng quýt Đường không hột vẫn được duy trì ổn định ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, số mài của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và cùng cao hơn quýt Đường có hột. Tuy nhiên, tổng số tiểu noãn của quýt Đường có hột (đối chứng) cao hơn 2 dòng quýt Đường không hột và tổng số tiểu noãn của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với nhau.

Như vậy, qua kết quả khảo sát kích thước trái, đặc tính vỏ trái và đặc tính thịt trái của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với nhau và không khác với quýt Đường có hột. Bên cạnh đó, số lượng hột, số mài và tổng số tiểu noãn cho thấy đặc điểm tiểu noãn “phát triển muộn” và đặc tính hoàn toàn không hột trên 2 dòng quýt Đường không hột vẫn được duy trì ổn định qua thế hệ tháp ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt đường không hột ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 48)