Kỹ thuật trồng

Một phần của tài liệu đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt đường không hột ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 26)

1.7.2.1 Giống, vị trí trái trên cây và gốc tháp

Kiểu gene của chồi ghép có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng trái, những kiểu gen của gốc ghép cũng có ảnh hưởng đến chất lượng. Điều này có thể thấy được qua ảnh hưởng của gốc ghép đến quá trình hút chất khoáng và sức sống dinh dưỡng (Hofman và ctv., 1997). Sử dụng các gốc ghép từ hột có thể dẫn đến sự khác biệt về nồng độ chất khoáng trong trái và sự biến động về chất lượng trái.

Vị trí trái trên cây ảnh hưởng lớn đến các đặc tính hóa lý trong trái (Datio và Tominaga, 1981). Chất lượng trái được tìm thấy có ảnh hưởng bởi vị trí trái trên cây và có tương quan cao với mức độ truyền ánh sáng mà cây nhận được (Tustin và ctv., 1988). Izumi và ctv. (1990) cho rằng các trái ở vị trí ngoài tán có hàm lượng các chất rắn và hàm lượng dịch trái cao hơn vị trí trong tán.

Theo Ahmad và ctv. (2009), kết quả nghiên cứu trên trái quýt Kinnow ở các vị trí trái khác nhau trên cây có đặc tính hóa lý khác nhau, vị trí trái trên cây có ảnh hưởng nhiều đến đặc tính của trái như khối lượng trái, khối lượng vỏ, khối lượng thịt trái và phẩm chất trái… Trái ở giữa có nồng độ TSS và Calcium (Ca) cao hơn và vị trí cành mang trái cũng ảnh hưởng đến hình dạng trái (Hofman và ctv., 1997).

Theo Aubert và Vullin (2001), việc nhân giống các cây ăn trái bằng phương pháp tháp đã trở thành một phương tiện tối ưu dẫn đến việc tận dụng được các ưu điểm về di truyền trong một thời gian tương đối ngắn. Theo Hà Thị Lệ Ánh (2006), chất lượng trái được xác định bởi kiểu gene của cành tháp, không bị kiểu gene của gốc tháp làm giảm đi. Việc lựa chọn gốc tháp thì quan trọng và có ảnh hưởng đến chất lượng trái (Rouse và Mongi Zekri, 2002).

Aubert và Vullin (2001) cho rằng tùy theo loại gốc tháp đã sử dụng, chất lượng trái thu hoạch của giống thương phẩm của một loại gốc tháp nào đó như cam quýt, hay các giống lai sẽ có thể thay đổi một cách đáng kể về kích thước trái, độ dày và màu sắc vỏ trái hoặc hàm lượng nước, hàm lượng đường và acid trong trái.

15

1.7.2.2 Dinh dưỡng

Giữa tỷ lệ lá/trái và kích cỡ trái thường có mối tương quan. Sự tích lũy dinh dưỡng có ảnh hưởng đến kiểu chín thông qua mối tương tác với độ thành thục của trái và nồng độ chất khoáng đặc biệt là Ca. Ở những cây có tỷ lệ lá/trái cao hơn, nồng độ đường và TSS có thể tăng do giảm sự cạnh tranh về carbohydrate có sẵn. Độ chắc có thể bị giảm do sự biến động về kích thước trái và Ca. Sự rối loạn và bệnh trái thường nghiêm trọng hơn ở những trái có tỷ lệ lá/trái cao hoặc sức sinh dưỡng mạnh (Hofman và ctv., 1997).

Theo Yara (2006) (Trích dẫn của Trần Ngọc Phương Anh, 2010), N gia tăng màu sắc vỏ, độ dày vỏ, và hàm lượng acid, giảm acid ascorbic, tỷ lệ TSS/Acid, không ảnh hưởng đến hàm lượng TSS và nước trong trái; P giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng hàm lượng nước trái, ảnh hưởng đến kích cỡ và độ dày vỏ, không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong (TSS, acid, TSS/Acid, acid Ascorbic). K gia tăng độ dày vỏ, thuận lợi cho vận chuyển thị trường xa, gia tăng hàm lượng acid ascorbic, giảm đốm hư vỏ trái sau thu hoạch, K không ảnh hưởng nhiều đến màu sắc vỏ, TSS và hàm lượng nước trái ở vùng Ôn đới. Ca giảm hư hỏng (đóm vỏ) và giảm hàm lượng acid.

1.7.2.3 Cung cấp nước

Nước dư thừa có thể làm cho trái to hơn, giảm hương vị, độ cứng và nhiều rối loạn sinh lý hơn. Thiếu nước có thể làm giảm Ca trong trái, có thể do tăng sự canh tranh giữa lá và trái. Sự mất độ ẩm nhiều từ trái trong thời gian bảo quản và chín thường kéo theo tỷ lệ bệnh và rối loạn sinh lý cao ở trái. Các yếu tố sản xuất làm gia tăng sự mất nước trong thời gian bảo quản có thể làm giảm chất lượng trái (Hofman và ctv., 1997).

16

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 09/2012 đến tháng 11/2013. Địa điểm: Trại Giống Cây ăn trái Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

Cây giống là thế hệ tháp thứ nhất được trồng vào tháng 11/2009, với gốc tháp là gốc cam Mật và mắt tháp được lấy từ cây quýt Đường không hột mã số 1 (dòng quýt Đường không hột số 1), cây quýt Đường không hột mã số 80 (dòng quýt Đường không hột số 2) và cây quýt Đường có hột mã số 63 (giống quýt Đường có hột) làm đối chứng.

2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức với 10 lần lặp lại (mỗi lặp lại là 1 cây)

Nghiệm thức 1: dòng quýt Đường không hột số 1. Nghiệm thức 2: dòng quýt Đường không hột số 2. Nghiệm thức 3: giống quýt Đường có hột (đối chứng).

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác chính theo qui trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây cam quýt ở các tỉnh phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), được nêu cụ thể trong tài liệu tiêu chuẩn ngành “Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây có múi ở các tỉnh phía Nam” (10 TCN 481 – 2001).

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 2.2.3.1 Sự sinh trưởng của cây 2.2.3.1 Sự sinh trưởng của cây

Các chỉ tiêu sinh trưởng được ghi nhận 3 tháng/lần gồm:

- Đường kính gốc tháp (mm): đo ở vị trí cố định phía dưới mắt tháp 10 cm. - Đường kính thân tháp (mm): đo ở vị trí cố định phía trên mắt tháp 10 cm. - Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp.

- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh chồi cao nhất của cây. - Chiều rộng tán cây (cm): đo từ hai chóp lá rộng nhất của cây.

17

2.2.3.2 Sự phát triển trái

Thực hiện 5 lần lặp lại ở 3 nghiệm thức. Chọn ngẫu nhiên 10 trái/cây để đo sự phát triển kích thước trái hằng tháng (4-36 tuần sau khi đậu trái) với các chỉ tiêu:

-Chiều cao trái (mm): đo chiều cao ở vị trí lớn nhất của trái. -Đường kính trái (mm): đo đường kính ở vị trí lớn nhất của trái. -Tỷ số chiều cao trái/đường kính trái.

2.2.3.3 Năng suất và chất lượng trái a. Năng suất

Thực hiện 5 lần lặp lại ở 3 nghiệm thức với các chỉ tiêu:

-Tỷ lệ đậu trái (%): chọn mỗi cây 50 phát hoa/cây (loại phát hoa có lá và chỉ có 1 hoa/phát). Định kỳ hằng tháng ghi nhận số trái đậu. Quy ra % đậu trái.

-Số trái/cây.

-Năng suất (kg/cây) = Tổng số trái của cây x trọng lượng trung bình trái.

b. Chất lượng trái

Thực hiện 5 lần lặp lại ở 3 nghiệm thức. Chọn ngẫu nhiên 10 trái/cây để khảo sát chất lượng trái với các chỉ tiêu:

- Chiều cao trái và chiều cao trái (mm): dùng thước kẹp đo chiều cao và đường kính ở vị trí lớn nhất của trái.

-Độ dày vỏ (mm): trung bình độ dày 3 vị trí đại diện ngẫu nhiên. -Số túi dầu/cm2 vỏ: trung bình số túi dầu 3 vị trí đại diện ngẫu nhiên. -Số múi: đếm tổng số múi có trong trái.

-Đường kính lõi (mm): đo đường kính đại diện của lõi. -Số lượng hột/trái: đếm tất cả số hột chắc và lép trên trái.

- Số lượng mài: dấu vết của tiểu noãn không phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2007).

-Tổng số tiểu noãn = số hột chắc + số hột lép + số mài.

-Trọng lượng trái, vỏ, hột (Wtrái, Wvỏ, Whột) (g): đo bằng cân phân tích (Tanita - Nhật).

-Trọng lượng vách múi và vỏ con tép Wvách múi và vỏ con tép (g): trọng lượng phần còn lại của thịt trái khi lấy hết dịch trái.

-Trọng lượng phần ăn được Wăn được(g) = Wtrái – (Wvỏ + Whột). -Trọng lượng dịch trái Wdịch trái (g) =Wăn được – Wvách múi và vỏ con tép. -Tỷ lệ (%) trọng lượng vỏ/trái = (Wvỏ/Wtrái) x 100.

-Tỷ lệ (%) trọng lượng vách múi và vỏ con tép/trái = (Wvách múi và vỏ con tép/Wtrái) x 100.

-Tỷ lệ (%) trọng lượng hột/trái = (Whột/Wtrái) x 100.

18

-Tỷ lệ (%) trọng lượng dịch trái/trái = (Wdịch trái/Wtrái) x 100. -Thể tích dịch trái Vdịch trái (ml) =Wdịch trái/d (d: tỷ trọng (g/ml)).

-Độ pH: dịch trái sau khi ép được đo bằng máy đo pH hiệu ORION (USA).

-Độ Brix (%): dịch trái sau khi ép được đo bằng khúc xạ kế hiệu ATAGO (Nhật sản xuất).

-Hàm lượng Vitamin C (acid ascorbic) trong dịch trái: định lượng vitamin C chuẩn độ với 2,6 dichlorophenol indophenol (Muri, 1990 được trích dẫn bởi Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005), cụ thể như sau:

+ Bước 1: cân 5 g dịch trái. + Bước 2:

Chuẩn bị mẫu thật: cho 10 ml HCl 1% và 35 ml acid oxalic 1% vào 5 ml dịch trái. Lọc lấy dịch trong.

Chuẩn bị mẫu blank: thực hiện tương tự mẫu thật nhưng thay thế 5 ml dịch trái bằng 5 ml nước cất.

+ Bước 3:

Mẫu thật: dùng Pipet lấy 10 ml dịch lọc cho vào beaker 50 ml. Cho 2,6 dichlorophenol indophenol sodium salt dehydrate 0,001 N vào Buret để chuẩn độ dịch lọc. Ngưng chuẩn độ khi thấy dịch lọc chuyển sang màu hồng nhạt bền sau 30 giây. Ghi nhận thể tích 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001N đã sử dụng ở Buret.

Số mg vitamin C trong 100 g mẫu vật được tính như sau: X (mg 100g⁄ ) = (a − b) x 0,088 V1

V2 x m x 100 Trong đó:

a: số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu thật. b: số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu blank. V1: thể tích dung dịch chiết ban đầu (50 ml).

V2: thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml). m: trọng lượng 5 g dịch trái (g).

0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1 ml dung dịch chuẩn 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001 N.

2.2.4 Xử lý số liệu, thống kê

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu. Phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.

19

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 2 DÒNG QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT TẠI VĨNH LONG HỘT TẠI VĨNH LONG

Quá trình sinh trưởng có thể được xem như là sự tăng lên về mặt kích thước, về mặt trọng lượng và số lượng (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Do đó, sự sinh trưởng của hai dòng quýt Đường không hột được đánh giá qua sự tăng trưởng của đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp, chiều cao cây và chiều rộng tán.

3.1.1 Đường kính gốc tháp

Đường kính gốc tháp của quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột (đối chứng) được biểu diễn ở Hình 3.1. Cụ thể như sau: đường kính gốc tháp của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột tại các thời điểm 33 tháng sau khi trồng dao động trong khoảng 41,6-44,7 mm; 42,8-45,9 mm (36 tháng sau khi trồng); 43,7-47,3 mm (39 tháng sau khi trồng) và thời điểm 42 tháng sau khi trồng trong khoảng 45,2-48,9 mm (Phụ bảng 1.1). Tuy nhiên, qua phân tích thống kê cho thấy đường kính gốc tháp của 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột tại các thời điểm khảo sát.

Hình 3.1 Đường kính gốc tháp (mm) của quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013 30 35 40 45 50 55 60 33 36 39 42 Đư ờng kính g ốc tháp (mm) Tháng sau khi trồng Quýt Đường không hột số 1

Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (Đối chứng)

|: Các giá trị trên cùng 1 đường thẳng khác biệt không ý nghĩa

20

Kết quả thí nghiệm đường kính gốc tháp của Trần Thanh Sang (2012) tiến hành trên cùng nền thí nghiệm ở giai đoạn cây 3 năm tuổi tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho thấy sự sinh trưởng đường kính gốc tháp của quýt Đường không hột số 1 tương đương quýt Đường không hột số 2, đồng thời đường kính gốc tháp của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với quýt Đường có hột. Bên cạnh đó, kết quả được trình bày ở Phụ bảng 1.1 cũng phù hợp với kết quả ở giai đoạn cây 4 năm tuổi được Dương Thị Xuân Mai (2012) nghiên cứu tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Tóm lại, đường kính gốc tháp của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương đương quýt Đường có hột (đối chứng). Vì vậy sự sinh trưởng đường kính gốc tháp của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với nhau và với quýt Đường có hột.

3.1.2 Đường kính thân tháp

Đường kính thân tháp của quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột (đối chứng) được thể hiện ở Hình 3.2. Tại các thời điểm khảo sát đường kính thân tháp của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) biến động cụ thể như sau: thời điểm 33 tháng sau khi trồng trong khoảng 31,4-33,4 mm; 32,3-34,4 mm (36 tháng sau khi trồng); 39 tháng sau khi trồng dao động trong khoảng 33,2-35,6 mm và ở thời điểm 42 tháng sau khi trồng trong khoảng 34,7-37,2 mm (Phụ bảng 1.2). Qua phân tích thống kê đường kính thân tháp của 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng).

21

Hình 3.2 Đường kính thân tháp (mm) của quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Kết quả khảo sát đường kính thân tháp ở giai đoạn cây 3 năm tuổi được tiến hành trên cùng nền thí nghiệm tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long bởi Trần Thanh Sang (2012) cho thấy đường kính thân tháp giữa 2 dòng quýt Đường không hột là tương đương nhau và tương đương tương với quýt Đường có hột (đối chứng). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đường kính thân tháp được trình bày (Phụ bảng 1.2) cũng phù hợp với kết quả ở giai đoạn cây 4 năm tuổi được Dương Thị Xuân Mai (2012) nghiên cứu tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Tóm lại, đường kính thân tháp giữa 2 dòng quýt Đường không hột không khác với nhau và không khác biệt với quýt Đường có hột. Qua đó, sự sinh trưởng đường kính thân tháp của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương đương với quýt Đường có hột.

20 25 30 35 40 45 50 33 36 39 42 Đư ờng kính t hâ n tháp ( mm ) Tháng sau khi trồng Quýt Đường không hột số 1

Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (Đối chứng)

|: Các giá trị trên cùng 1 đường thẳng khác biệt không ý nghĩa

22

3.1.3 Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp

Ở những thời điểm khảo sát, tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp của quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột (đối chứng) được trình bày trong Bảng 3.1. Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) lần lượt dao động tại các thời điểm cụ thể như sau: thời điểm 33 tháng sau khi trồng tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp trong khoảng 0,74-0,75; 0,75-0,76 (36 tháng sau khi trồng); 0,76-0,77 (39 tháng sau khi trồng) và 0,76-0,78 ở thời điểm 42 tháng sau khi trồng.

Bảng 3.1 Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp của quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Quýt Đường 33 Tháng sau khi trồng 36 39 42

Không hột số 1 0,74 0,76 0,76 0,77

Không hột số 2 0,74 0,75 0,76 0,76

Có hột (đ/c) 0,75 0,76 0,77 0,78

F ns ns ns ns

CV (%) 7,57 7,30 7,47 7,13

ns: khác biệt không ý nghĩa đ/c: đối chứng

Qua kết quả khảo sát tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp đã trình bày (Bảng 3.1) cho thấy tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp

Một phần của tài liệu đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt đường không hột ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)