Sự phát triển đường kính trái quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột (đối chứng) tăng dần qua các thời điểm khảo sát (tuần thứ 4 đến tuần thứ 36 sau khi đậu trái) (Hình 3.6). Qua kết quả được trình bày (Phụ bảng 1.6) cho thấy đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột ở các thời điểm cụ thể như sau:
-Tuần thứ 4 sau khi đậu trái, đường kính trái của quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng) qua phân tích thống kê. Bên cạnh đó, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột dao động trong khoảng 3,96-4,11 mm.
-Tuần thứ 8 sau khi đậu trái, đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 (12,0 mm) và số 2 (12,3 mm) khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) (15,2 mm) qua phân tích thống kê. Đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) bắt đầu phát triển mạnh.
-Tuần thứ 12 sau khi đậu trái, qua phân tích thống kê cho thấy đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 (21,5 mm) khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 (21,4 mm) nhưng đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) (27,0 mm). Đường kính trái tiếp tục phát triển mạnh ở 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột.
29
-Tuần thứ 16 sau khi đậu trái, qua phân tích thống kê cho thấy đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 (29,2 mm) thấp hơn quýt Đường không hột số 2 (31,5 mm). Đồng thời, đường kính trái của quýt Đường không hột số 2 thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) (38,0 mm) qua phân tích thống kê.
-Tuần thứ 20 sau khi đậu trái, đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 (37,1 mm) thấp hơn quýt Đường không hột số 2 (39,1 mm) qua phân tích thống kê. Bên cạnh đó, qua phân tích thống kê cho thấy chiều cao trái của quýt Đường có hột (đối chứng) (47,1 mm) cao hơn quýt Đường không hột số 2.
-Tuần thứ 24 sau khi đậu trái, đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 (41,7 mm) khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 (43,5 mm) qua phân tích thống kê. Đồng thời, đường kính của 2 dòng quýt Đường không hột thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) (49,3 mm) qua phân tích thống kê. Vào thời điểm này cho thấy đường kính trái của quýt Đường có hột (đối chứng) bắt đầu phát triển chậm hơn so với 2 dòng quýt Đường không hột.
-Tuần thứ 28 sau khi đậu trái, đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 (50,0 mm) khác biệt không ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 (50,1 mm) qua phân tích thống kê. Đồng thời, đường kính của 2 dòng quýt Đường không hột thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) (52,4 mm) qua phân tích thống kê. Vào thời điểm này cho thấy đường kính trái của quýt Đường có hột (đối chứng) bắt đầu phát triển chậm hơn so với 2 dòng quýt Đường không hột.
-Tuần thứ 32 và 36 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) lần lượt dao động trong khoảng 54,5-55,5 mm (tuần thứ 32 sau khi đậu trái) và trong khoảng 56,3-57,5 mm vào thời điểm tuần thứ 36 sau khi đậu trái. Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy đường kính trái của quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng).
30
Hình 3.6 Đường kính trái (mm) quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy đường kính trái của quýt Đường không hột số 1, quýt Đường không hột số 2 khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng) ở các thời điểm tuần thứ 4, 32 và 36 sau khi đậu trái. Thời điểm tuần thứ 8, 12, 24 và 28 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê và cùng thấp hơn quýt Đường có hột. Bên cạnh đó, đường kính trái của quýt Đường không hột số 1 khác biệt có ý nghĩa với quýt Đường không hột số 2 và cả 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt có ý nghĩa với quýt Đường có hột (đối chứng) ở thời điểm tuần thứ 16 và 20 sau khi đậu trái qua phân tích thống kê. 0 10 20 30 40 50 60 70 4 8 12 16 20 24 28 32 36 Đườ ng kí nh trá i (m m )
Tuần sau khi đậu trái Quýt Đường không hột số 1
Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (Đối chứng)
|: Các giá trị trên cùng 1 đường thẳng khác biệt không ý nghĩa
31
Kết quả thí nghiệm về khảo sát sự phát triển đường kính trái của Trần Thị Mỹ Hương (2012) cho thấy đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương đương với quýt Đường có hột vào tuần thứ 4 sau khi đậu trái. Tuần thứ 8 đến tuần thứ 28 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt với nhau và cùng thấp hơn quýt Đường có hột. Tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và tương đương với quýt Đường có hột. Do đó, kết quả khảo sát sự phát triển đường kính trái ở Hình 3.6 phù hợp với kết quả của Trần Thị Mỹ Hương (2012) thực hiện tại khu 2 Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.
Tóm lại, tuần thứ 4 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương với nhau và không khác với quýt Đường có hột (đối chứng). Tuần thứ 8 đến tuần thứ 28 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột không khác biệt và cùng thấp hơn quýt Đường có hột. Khi đến tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 sau khi đậu trái, đường kính trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương nhau và cùng tương đương với quýt Đường có hột (đối chứng).
Quá trình sinh trưởng của trái được điều chỉnh bằng hoocmon nội sinh. Đối với trái không hột, sự phát triển của trái không hột trong tự nhiên là do hàm lượng auxin nội sinh cao ở trong bầu noãn, cho phép bầu noãn phát triển thành trái mà không cần có nguồn auxin từ trong hột giải phóng ra. Sự sinh trưởng của trái ở giai đoạn đầu là giai đoạn sinh trưởng nhanh của bầu noãn (Vũ Văn Vụ, 1998). Giai đoạn đầu của sự phát triển trái, kích thước trái của quýt Đường không hột và quýt Đường có hột phát triển gần như tương đương nhau, có thể do trong giai đoạn này hàm lượng auxin nội sinh cao trong bầu noãn làm cho bầu noãn phát triển nhanh. Vào giai đoạn giữa của sự phát triển trái, kích thước trái của quýt Đường có hột phát triển nhanh hơn quýt Đường không hột, có thể do trong trái của quýt Đường có hột có hàm lượng auxin nội sinh trong cả bầu noãn và hột, trong khi đó quýt Đường không hột thì có thể chỉ có hàm lượng auxin trong bầu noãn nên phát triển kích thước chậm hơn. Đến giai đoạn gần thu hoạch, kích thước trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương với quýt Đường có hột, có thể do đây là giai đoạn chủ yếu tập trung vào dự trữ trong nội nhũ (Vũ Văn Vụ, 1998) nên ở quýt Đường không hột chất dự trữ được sử dụng cho sự phát triển trái hay do quýt Đường có hột có xu hướng chín sớm hơn quýt Đường không hột, vì vậy ở quýt Đường không hột trái vẫn tiếp tục phát triển. Do đó, cần nghiên cứu, theo dõi cơ chế hoạt động của các hoocmon nội sinh trong trái của 2 dòng quýt Đường không hột từ lúc cây đậu trái đến lúc thu hoạch tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
32
Theo Trần Văn Hâu (2009), sự phát triển trái của cam quýt theo đường cong đơn giản, gồm ba giai đoạn như các loại trái cây khác: phân chia tế bào (4- 6 tuần sau khi ra hoa), sự phát triển kích thước trái (chanh từ 2 – 3, cam hơn 6 tháng) và giai đoạn trưởng thành (ngắn hơn 2 tháng). Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu về sự phát triển trái có một quy luật chung (Hình 3.5 và Hình 3.6). Trong giai đoạn đầu của sự phát triển trái, kích thước trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột phát triển tương đương nhau. Giai đoạn giữa, kích thước trái của quýt Đường có hột phát triển nhanh hơn so với 2 dòng quýt Đường không hột. Đến giai đoạn gần thu hoạch, kích thước trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương với quýt Đường có hột.