Tỷ lệ đậu trái quýt đường không hột

Một phần của tài liệu đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt đường không hột ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), cây thường cho nhiều hoa nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ trái phát triển. Tỷ lệ đậu trái bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chất dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, khí hậu, sâu bệnh,... Hoa và trái non có thể bị rụng, thời kỳ này có thể kéo dài đến 10-12 tuần sau khi hoa nở.

Tỷ lệ đậu trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột (đối chứng) giảm dần qua các thời điểm khảo sát (tuần thứ 4 đến tuần thứ 36 sau khi đậu trái) (Bảng 3.2). Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đậu trái của quýt Đường không hột số 1 và số 2 khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột (đối chứng) qua phân tích thống kê.

Bảng 3.2 Tỷ lệ đậu trái (%) của quýt Đường không hột và có hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2013

Quýt Đường Tuần sau khi đậu trái

4+ 8 + 12+ 16+ 20+ 24+ 28+ 32+ 36+ Không hột số 1 52,6 38,8 31,7 29,7 27,3 23,3 21,3 19,5 18,3 Không hột số 2 37,5 32,7 27,6 26,3 23,9 22,0 21,6 19,4 18,6 Có hột (đ/c) 63,7 54,8 47,0 45,3 41,1 35,7 34,5 32,5 30,2 F ns ns ns ns ns ns ns ns ns CV (%) 26,7 28,7 21,8 24,8 26,8 26,3 31,4 29,5 28,6

ns: nghiệm thức trong cùng 1 cột khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đ/c: đối chứng

+: số liệu biến đổi qua arcsin x để phân tích thống kê

Tỷ lệ đậu trái của 2 dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột ở thời điểm tuần thứ 4 sau khi đậu trái biến động trong khoảng 37,5-63,7% và đến tuần thứ 36 sau khi đậu trái trong khoảng 18,3-30,2%.

Kết quả khảo sát tỷ lệ đậu trái của Trần Thị Mỹ Hương (2012) thực hiện tại khu 2 Đại học Cần Thơ cho thấy tỷ lệ đậu trái của 2 dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa với nhau và với quýt Đường có hột từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 34 sau khi đậu trái. Thông thường sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3-4 tuần sau khi hoa nở, sự rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ bề mặt lá từ 35oC – 40oC (Trần Văn Hâu, 2009). Sự rụng trái non có thể kéo dài đến 10-12 tuần sau khi hoa nở (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Nhiều tác giả cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích thước từ 0,5-2,0 cm có liên quan đến chất điều hòa sinh trưởng, nước và các chất carbohydrate (Trần Văn Hâu, 2009). Kết quả khảo sát cho thấy sự rụng trái non xảy ra nhiều từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 sau khi đậu trái (Bảng 3.2). Từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 36 có sự rụng trái như rất ít. Ở trái sau khi chín hoặc trước khi chín xuất hiện sự rụng trái có thể do sinh trưởng tố trong hạt, bầu noãn giảm hoặc hoàn toàn tiêu biến mất (Hoàng Đức Phương, 2000).

35

Tóm lại, tỷ lệ đậu trái của 2 dòng quýt Đường không hột tương đương với nhau. Bên cạnh đó tỷ lệ đậu trái của 2 dòng quýt Đường không hột cũng tương đương với quýt Đường có hột.

Một phần của tài liệu đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của quýt đường không hột ở giai đoạn cây bốn năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)