Hiện trạng trƣợt lở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 71)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Hiện trạng trƣợt lở

Trên cơ sở tài liệu và khảo sát thực địa, học viên đưa ra đánh giá tổng quan về hiện trạng tai biến trượt lở tại khu vực nghiên cứu như sau:

Tình trạng trượt và đổ lở đã xảy ra với quy mô vừa và nhỏ.

Các khu vực thường xuyên xảy ra tai biến phần lớn đều nằm trên các bờ đảo dọc tuyến đường giao thông bao gồm cả taluy âm và taluy dương hầu hết đều là những vị trí thường có địa hình dạng vách.

Quá trình khảo sát đã ghi nhận được hiện trạng trượt và đổ lở rất rõ ràng như khu vực phía Bắc và Tây Bắc (Hình 3.2 & Hình 3.3), khu vực phía nam, đông nam đảo gần Mũi Cá Mập, khu vực phía đông bắc gần Mũi Tà Bê, Mũi Chim Chim,... . . (Hình 3.4, 3.5 & 3.6).

61

62

Khu vực tây bắc đảo

Đoạn đường từ tây bắc đảo đi về Cảng Bến Đầm, đá cấu tạo chủ yếu từ granit phức hệ Đèo Cả và ryolit thuộc hệ tầng Nha Trang bị phân cắt mạnh mẽ bởi hoạt động kiến tạo với sự xuất hiện của khác khe nứt có mật độ cao. Bởi vậy sườn dốc bị phá hủy tính bền vững và tại đây xuất hiện một số điểm trượt, đổ lở nhỏ (Hình 3.2 & 3.3).

▫ CD.2 [8°40'33.78"N - 106°33'39.61"E]

(a) (b)

Hình 3.2. Trượt lở xảy ra tại taluy dương trên đường từ góc Đông Nam đảo về cảng Bến Đầm (Ảnh chụp Phạm Thu Hiên, ngày 16/05/2014)

▫ CD.4 [8°40'2.46"N - 106°33'58.10"E]

63

Khu vực nam đảo

▫ CD.6 [8°38'43.49"N - 106°35'48.25"E]

Điểm khảo sát tại taluy dương bên trái đường đi từ Bến Đầm về trung tâm thị trấn Côn Đảo. Taluy dương cấu tạo bởi các vật liệu bở rời và cuội nên độ gắn kết kém đồng thời có biểu hiện phong hóa mạnh (Hình 3.4b). Dưới chân taluy tích tụ nhiều vật liệu vụn cùng các hòn cuội với kích thước khác nhau. Có thể do mưa lớn kéo dài đã khiến sườn bị bão hòa nước, giảm tính ổn định, các vật liệu bở rời cùng cuội bị cuốn trôi xuống và tích tụ tại chân sườn. (Hình 3.4c).

a)

b c

64

Khu vực đông bắc đảo

▫ CD.12 [8°41'33.30"N - 106°39'8.58"E]

Tại cung đường gần Mũi Chim Chim xảy ra trượt với quy mô nhỏ. Những khối tảng vận liệu vụn vẫn còn được lưu giữ tại mép đường dưới chân taluy dương là minh chứng rõ ràng. (Hình 3.5).

Hình 3.5. Những khối đá vụn còn lưu giữ ở mép đường sau khi xảy ra trượt

▫ CD.16 [8°42'1.02"N - 106°39'11.20"E]

Điểm trượt CD.16 nằm trên tuyến đường từ sân bay Cỏ Ống về trung tâm thị trấn Côn Đảo. Tại vị trí này quan sát thấy đã xảy ra đổ lở. Chân taluy sát mép đường còn lưu giữ các mảnh vụn đến các tảng lăn với kích cỡ vừa và lớn (khoảng 0.5 – 1m) (Hình 3.6).

65

Hình 3.6. Những khối tảng còn lưu giữ dưới chân sườn sau khi xảy ra đổ lở tại khu vực gần sân bay Cỏ Ống

Như vậy, Quần đảo Côn Đảo được cấu tạo chủ yếu từ các đá magma, có khả năng chịu tải cao. Tuy nhiên, tại các taluy đường, quá trình phong hoá xảy ra phức tạp. Đồng thời tại đây hệ thống khe nứt kiến tạo rất phát triển khiến đá bị phân cắt, dập vỡ mạnh mẽ phá huỷ tính bền vững của sườn dốc. Kết hợp với yếu tố địa hình chủ yếu là bờ vách cao và các yếu tố ngoại sinh (sóng, gió) đã tạo điều kiện thuận lợi cho đổ lở diễn ra.

66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 71)