Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 58)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một trong những khâu quan trọng nhất của công tác phân tích trượt lở đất đá là tập hợp có hệ thống và trình bày những số liệu địa chất theo cách nào đó thuận tiện nhất cho việc đánh giá và dễ dàng truy nhập trong khâu phân tích.

Qua tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa cho thấy, tại khu vực nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là các taluy dọc tuyến đường giao thông chủ yếu là các sườn đá. Trên bề mặt sườn dốc, lớp phủ thực vật kém phát triển và không phát hiện thấy hoạt động dòng chảy bề mặt. Bởi vậy, trên cơ sở các tiêu chí phân loại mô hình trượt, học viên chỉ đề cập tới các kiểu trượt đá.

48

Trong phân tích trượt đá, các mạng lập thể cho phép phân tích ba chiều các mặt gián đoạn trong khối đá. Điều này giúp nhận dạng các mặt gián đoạn có định hướng không thuận lợi cho sự ổn định của sườn dốc. Phân tích lưới lập thể thường được coi là phân tích động hình học. Các phá hủy tiềm ẩn dạng mặt, dạng nêm hay đổ lở ở sườn dốc có thể được nhận dạng về mặt động hình học thông qua phân tích mạng lập thể. Phương pháp này gọi là phương pháp thạch cấu trúc.

Phương pháp thạch cấu trúc sử dụng phép chiếu lưới lập thể. Có nhiều loại phép chiếu, trong đó có hai loại phổ biến nhất là phép chiếu bảo toàn góc hay lưới Wulf và phép chiếu bảo toàn diện tích hay lưới Schmidt. Khi phân tích dự báo nguy cơ trượt đá, người ta thường dùng phép chiếu bảo toàn diện tích, sử dụng bán cầu dưới.

Trong phân tích lưới lập thể, các mặt gián đoạn được coi là phẳng. Có ba cách thể hiện một mặt phẳng trong không gian trên mạng lập thể, đó là cực (pole), vector dộ dốc (dip vector) và vòng tròn lớn (Great circle),

Mỗi cách thể hiện có ưu điểm và đối tượng áp dụng riêng. Cực và vector độ dốc thể hiện các gián đoạn riêng lẻ bằng các điểm. Vòng tròn lớn được sử dụng để thể hiện các mặt dốc, giúp cho người ta có thể hình dung một cách rõ ràng mối quan hệ giữa chúng với các mặt gián đoạn riêng lẻ. Vòng tròn lớn cũng được sử dụng khi thể hiện các tập hợp số liệu trong việc phân tích nêm trượt.

Hình 2.17 thể hiện bốn kiểu phá hủy chính và hình thái trên lưới chiếu cực đặc trưng của các điều kiện cấu trúc địa chất có thể dẫn đến phá hủy tương ứng. thông thường trượt đá thường gặp ba kiểu đầu tiên: Kiểu A – trượt phẳng; Kiểu B – trượt dạng nêm và kiểu C – đổ lở. Kiểu D – thường chỉ gặp trong vỏ phong hóa.

Trong khi đánh giá độ ổn định của sườn dốc, mặt bị cắt bạt của sườn dốc cũng được thể hiện trên lưới chiếu do dịch trượt có thể chỉ xảy ra do kết quả của dịch chuyển về phía bề mặt tự do được tạo ra bởi vết cắt bạt.

Khi khảo sát thực địa, tài liệu cấu trúc được thể hiện trên lưới chiếu, nhiều tập hợp cực chiếu có thể xuất hiện. Cần phải nhận dạng chúng để tìm ra bề mặt có khả năng phá hủy và để loại trừ các cấu trúc không liên quan đến phá hủy sườn dốc.

49

Có nhiều phương pháp khác nhau để phân tích các tập hợp cực chiếu trên lưới chiếu. Trong đo phương pháp của Markland tỏ ra có hiệu quả nhất. (Hình 2.17) [23]

A. Trượt phẳng

B. Trượt dạng nêm

C. Đổ lở

D. Trượt vỏ phong hóa

Hình 2.17. Bốn kiểu trượt thường gặp và hình thái trên lưới chiếu cực đặc trưng [23]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)