Kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Kinh tế

Huyện Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dịch vụ dầu khí và hàng hải. Có 3 ngành kinh tế chính:

Dịch vụ - Du lịch chiếm 57,66%

Công nghiệp và xây dựng chiếm 24,99% Nông – lâm – ngư chiếm 17,35%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2005)

Tính đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng phát triển du lịch và dịch vụ, cụ thể là:

Dịch vụ 71,63% - tăng 13.97%

Công nghiệp 20,20% - giảm nhẹ 4.79% Nông nghiệp 8,27% - giảm 9.08%

18

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 16%, GDP bình quân đầu người đạt 965 USD. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 33,7%; khách du lịch đến năm 2010 khoảng từ 200 – 250.000 người/năm.

+ Nông Nghiệp

Thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt ở Côn Đảo chỉ bằng một nửa so với ngành nuôi trông và đánh bắt hải sản. Những năm gần đây, xu hướng thu nhập từ trồng trọt giảm đáng kể. Đặc biệt từ năm 2012 huyện đã không còn đầu tư quỹ đất cho trồng trọt và cây lương thực một phần do năng suất không cao và phần khác là chuyển hướng đầu tư sang những những ngành thu lại nguồn lợi cao hơn. Bởi vậy, nguồn lương thực cung cấp cho cư dân trên đảo hoàn toàn vận chuyển từ đất liền. Cũng chính vì lý do đó mà vai trò của ngành giao thông vận tải càng trở nên quan trọng hơn. (Bảng 1.3, 1.4)

Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt

2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Diện tích (ha)

Tổng số 40,058 40,065 40,377 39,419

Huyện Côn Đảo 71 69 0 0

Sản lượng (tấn)

Tổng số 161,673 163,304 168,277 170,783

Huyện Côn Đảo 268 261 0 0

Sản lượng/người

(kg)

Tổng số 160 159 162 162

Huyện Côn Đảo 51 49 0 0

Bảng 1.4. Diện tích lúa cả năm (ha) (tính đến 2013)

2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Diện tích (ha) 71 69 0 0

Năng suất (tạ/ha) 37.75 37.83 0.00 0.00

19 + Lâm nghiệp

Thu nhập từ lâm nghiệp ổn định qua các năm. Tuy nhiên, cơ cấu có xu hướng giảm nhẹ phù hợp với định hướng phát triển của huyện nhằm đảm bảo cho Côn Đảo bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh phát triển du lịch (Bảng 1.5).

Bảng 1.5. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành (Tỷ đồng)

2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Giá trị 2.08 2.56 2.70 2.66

Cơ cấu (%) 2.68 2.67 2.47 2.42

+ Thủy sản

Ngoài du lịch, Côn Đảo còn là trung tâm ngư trường khai thác hải sản của Tỉnh và phía Nam. Trung Ương và tỉnh đã xây dựng cảng cá Bến Đầm dài 336m cho tàu 2000 tấn cập bến. Riêng huyện Côn Đảo cũng có đội tàu khá lớn, hàng năm đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản các loại. Nguồn thu nhập từ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng là một trong những nguồn thu chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện (Bảng 1.6).

Bảng 1.6. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá hiện hành (Tỷ đồng)

2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Giá trị 12.57 25.86 42.57 51.28

Cơ cấu (%) 0.15 0.23 0.34 0.29

+ Du lịch - Dịch vụ

Côn Đảo hiện nay là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, được nhiều du khách đánh giá là điểm đến của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên, lịch sử với các chương trình du lịch hấp dẫn.

Các hoạt động du lịch trên Côn đảo chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử văn hóa như: hệ thống nhà tù và các hệ động thực vật đa dạng của vườn Quốc Gia Côn Đảo. Phần lớn các hoạt động đều diễn ra trên đảo Côn Sơn, còn lại diễn ra trên

20

các bãi biển ở hòn Bảy Cạnh và Hòn Bà. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu bao gồm: - Du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái rừng - biển.

- Du lịch thể thao, leo núi, tắm biển.

- Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng. - Du lịch nghỉ dưỡng và tham quan thắng cảnh.

Theo báo cáo của UBND huyện Côn Đảo, vai trò kinh tế du lịch đang được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch từ 2011-2014 đạt 18,41%/năm; hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp ngày càng nhiều, chất lượng nâng cao; các dịch vụ gián tiếp cho du lịch như thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng đều có bước phát triển.

Theo Ban quản lý các khu du lịch huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, tính đến tháng 9 năm 2014, huyện Côn Đảo đã đón gần 80.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 14,98% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, có 16.593 lượt khách quốc tế, chiếm hơn 20% tổng số lượt khách đến Côn Đảo. Tổng doanh thu từ du lịch, dịch vụ trong 9 tháng đạt gần 277 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu từ đón khách quốc tế là 102 tỷ đồng.

Được biết, lượng khách quốc tế đến huyện Côn Đảo tăng cao so với cùng kỳ năm 2013 là do công tác xúc tiến, quảng bá du lịch về Côn Đảo được thực hiện ở một số kênh truyền hình và tạp chí du lịch nước ngoài, đồng thời, các cơ sở kinh doanh du lịch luôn nâng cấp cơ sở vật chất, phương thức đón tiếp, phục vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)