Phương pháp khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 57)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết nhằm thu được những số liệu thực tế trước khi đưa vào tính toán và xử lý trong phòng thí nghiệm. Kết quả từ khảo sát thực địa là tiền đề của những đánh giá cho ra sản phẩm nghiên cứu cuối cùng.

Quá trình khảo sát thực địa phải đảm bảo nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, trong khảo sát hiện trạng tai biến nói chung và trai biến trượt lở nói riêng, người khảo sát phải phải đảm bảo được những tiêu chuẩn sau:

- Quá trình khảo sát lên điểm nghiên cứu phải đảm bảo được tính liên tục và xuyên suốt để đánh giá về mức độ phân bố trượt lở. Điều kiện lý tưởng là khoảng cách giữa các điểm khảo sát nhỏ (khoảng vài mét).

- Đối với mỗi điểm nghiên cứu phải đưa ra những phân tích và luận giải khoa học phục vụ cho việc xác định, phân loại trượt lở.

- Tại mỗi điểm khảo sát phải xây dựng mô hình 3D hoặc thể hiện trên bản đồ địa hình nhằm đưa ra được những đánh giá tổng quan cho công tác phân loại trượt lở.

- Quá trình khảo sát nếu được tiến hành sớm trước khi xảy ra những tai biến địa chất phát sinh khác (động đất,...) sẽ đưa ra được những đánh giá và dự đoán chính xác bởi người khảo sát có thể quan sát được những mặt trượt tiềm năng ban đầu của khu vực trượt lở cùng với địa hình hoặc cơ sở hạ tầng mà chúng sẽ tác động khi xảy ra tai biến. [24]

Thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, học viên tiến hành đi khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu – tuyến đường giao thông thị trấn Côn Sơn,

47 huyện Côn Đảo.

Trên cơ sở thực hiện đúng theo quy định của việc khảo sát hiện trạng tai biến trượt lở học viên tiến hành thực hiện những công việc sau:

- Sử dụng GPS xác định tọa độ điểm khảo sát

- Sử dụng bản đồ địa chất kết hợp với quan sát thực địa nhằm ghi lại những thông tin về điều kiện địa chất, thành phần thạch học của sườn dốc tại mỗi điểm khảo sát

- Sử dụng bản đồ địa hình làm bản đồ nền thống kê các điểm khảo sát

- Sử dụng địa bàn đo thế nằm của sườn dốc và thông số các mặt gián đoạn, các biểu hiện kiến tạo.

- Sử dụng máy ảnh ghi lại những hình ảnh trực quan về hiện trạng tai biến - Khảo sát hoạt động nhân sinh thông qua phỏng vấn nhằm thu được những thông tin về:

+ Những hoạt động nhân sinh gây ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dốc + Những ảnh hưởng đối với đời sống khi xảy ra trượt lở

+ Mức độ am hiểu về tính chất nguy hiểm của tai biến trượt lở và khả năng ứng phó khi xảy ra tai biến.

- Sử dụng nhật ký thực địa tổng hợp toàn bộ những thông tin ghi nhận được ngoài hiện trường và phác thảo mô hình 3D tại điểm khảo sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)