Tổng quan lịch sử nghiên cứu trượt lở trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu trượt lở trên thế giới

Xây dựng và khai thác công trình trong những khu vực phổ biến có nhiều khả năng phát sinh ra trượt là một vấn đề phức tạp. Kinh nghiệm lâu đời cho thấy: trượt là một hiện tượng địa chất khủng khiếp và thường có quy mô lớn. Trong từng khu vực, trượt làm biến đổi hẳn địa hình mặt đất, hủy diệt nhiều hoa lợi ở trên đó, làm mất ổn định công trình, thành phố, kể cả phá hủy hoàn toàn, gây ra tai họa về người và thiệt hại về của cải rất lớn. Trong lịch sử phát triển loài người đã xảy ra các thảm hoạ gây bởi trượt lở đất đá. Một số trường hợp có thể kể đến như sau:

Hiện tượng trượt xảy ra tại thung lũng sông Piave (Italia) năm 1963, gần đập vòm Vayont (một trong những đập vòm cao nhất thế giới thời điểm ấy). Khối trượt lớn với khối lượng 240 triệu m3. Tốc độ dịch chuyển của khối trượt từ 15 đến 30m/s. Quá trình trượt chỉ kéo dài chưa đến 7 phút, ở hạ lưu đập, thiệt hại kéo theo vô cùng lớn. Các thành phố Lonjerone, Pirago, Villinanova, Rivalta và Fax đều bị cuốn đi. Gần 3000 người chết. Hiện tượng trượt này đã gây ra nhiều chấn động lớn mà ngay cả Áo và Bỉ cũng ghi nhận được. Nguyên nhân trượt được xác định sau đó

30

là do điều kiện địa chất công trình bất lợi trong khu vực hồ chứa nước. [26]

Ví dụ về trượt ở Liên Xô trong lịch sử như: Hiện tượng trượt tại hợp lưu sông Zeravsan và sông Fandaria năm 1964. Khối trượt khoảng 20 triệu m3. Trượt chắn ngang thung lũng trên đoạn dài 630m, chiếm diện tích 435000 m2, có dạng hình elip và tạo nên đập cao 150m. Nguy cơ lũ lụt đe dọa nghiêm trọng đến làng mạc, công trình và đất canh tác ở khu vực hạ lưu sông. Nguyên nhân phát sinh trượt là sự phá hủy ổn định của các sản phẩm phong hóa trên sườn dốc. Hay hiện tượng trượt tại bờ trái thung lũng sông Ritxeula năm 1972. Khối lượng thân trượt 30 triệu m3. Đất đá trượt xuống lấp đầy đoạn sông 350 – 400m và tạo nên hồ chứa nước. Nguyên nhân trượt là do sự bão hòa nước của sườn dốc cao. [26]

Động đất xảy ra 17/8/1959 ở Quận Madison (Bang Montana,Mỹ) làm 28 người chết. Động đất đã gây trượt lở đất dồn dập. Đá vôi đôlômit (PZ) có độ gắn kết yếu đổ về phía thung lũng với góc dốc 400. Móng của thung lũng là đá biến chất tiền Cambri. Động đất đã tạo một dòng đá vụn chuyển động về thung lũng với tốc độ 180 km/h trượt trên đoạn 1,6 km với khối lượng 28,3x106

m3, chặn sông và tạo ra hồ Hebegen. [29]

Không chỉ những khối trượt có khối lượng rất lớn mới nguy hiểm, những khối trượt có kích thước trung bình và nhỏ cũng là vấn đề đang lo ngại gây thiệt hại và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. [26]

Vật liệu thải từ các hoạt động khai thác trong công nghiệp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tai biến trượt. Ví dụ điển hình là thảm họa trượt gây ra bởi việc khai thác than xảy ra tại ngôi làng Aberfan, miền Nam xứ Wales (Anh) năm 1966. Hậu quả là ngôi trường tiểu học Pantglas đã bị chôn vùi trong nửa triệu tấn than thải, 144 người chết, trong đó có 116 trẻ em. (Hình 2.1 a&b ) [25, 28, 29]

31

a b

Hình 2.1. Thảm họa trượt tại Aberfan (south Wales, Anh) năm 1966 [29]

Năm 1970 ở khu vực Huascaran ở Peru xảy ra trượt đất đã chôn vùi 21.000 người. Ở Trung Quốc năm 1920 chết vì trượt lở đất là 200.000 người. Hai sự kiện trên đều liên quan với động đất (Coates, 1984). [29]

Theo Jones (1992), trượt lở là một dạng tai biến có tính nguy hại cao. Trung bình có khoảng 650 trường hợp tử vong do khoảng 12 vụ trượt lở đã xảy ra mỗi năm kể từ 1975. Số lượng tai biến vẫn có xu hướng tăng qua từng năm. (Hình2.2) [25].

Hình 2.2. Biểu đồ về số vụ trượt lở và tử vong từ năm 1975 đến 2000 ở một số quốc gia trên thế giới (Nguồn: cơ sở dữ liệu CRED) [25]

32

Một nguyên nhân của việc gia tăng những thương vong còn bởi sự mở rộng đất ở không kiểm soát ở những khu vực có sườn dốc không ổn định tại những thành phố của những quốc gia đang phát triển. Ví dụ theo thống kê của Jiminez Dias (1992), tại thủ đô Caracas (Venezuela), số lượng trượt lở ở đô thị đã tăng từ mức không đáng kể lên tới 35 – 40 vụ/năm từ 1950 đến 1980. Năm 1999, trượt lở xảy ra tại bờ biển nam Venezuela với thiệt hại lên tới 30000 người chết và tổn thất về kinh tế lên đến 1,9 tỷ Đô la Mỹ (chiếm 30% cơ sở hạ tầng) (Theo IFRCRCS, 2002). [25]

So với những nước phát triển, Italia là nước có tỉ lệ thiệt hại do trượt lở lớn nhất châu Âu với trung bình khoảng 60 người chết/48 vụ trượt lở/năm (Guzzetti, 2000) và tổng thiệt hại về kinh tế trên 1 tỉ Đô la Mỹ/năm. [25]

Đá đổ (rock falls) cũng là một kiểu trượt lở dẫn tới những thiệt hại lớn. Hiện tượng này đã từng xảy ra tại thành phố Quebec (Canada) năm 1889, phá hủy 28 ngôi nhà, chôn vùi bất ngờ gần 100 người dưới 24m đống vật liệu vụn. Số người chết là 40. [30]. Không lâu sau đó cũng tại Canada, năm 1903, thị trấn Frank, Alberta, lại hứng chịu hậu quả của một vụ đá đổ thảm khốc (Frank rockslide) gây thiệt hại nặng nề. Vụ trượt lở đã phá hủy một phần thị trấn Frank và 70 người chết. Nguyên nhân chính do sự phát triển các khe nứt trên khối núi đá vôi Turtle. [25] (Hình 2.3, 2.4, 2.5)

a b

33

Hình 2.4. Trượt lở xảy ra tại Nova Friburgo, Brazil tháng 1 năm 2011

Hình 2.5. Trượt lở trên tuyến đường giao thôn tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguyên nhân gây trượt lở dọc tuyến đường giao thông huyện côn đảo (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)