Một số đề xuất về định hướng thích ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 76)

7. Kết cấu chính của luận văn:

3.5 Một số đề xuất về định hướng thích ứng

3.5.1 Đối với lĩnh vực sản xuất lúa nước

Sản xuất lúa nước là lĩnh vực quan trọng trong phát triển nông nghiệp của Tỉnh Nghệ An nhưng bị ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH. Do đó chúng ta cần thực hiện các đề xuất về thích ứng của cộng đồng cư dân trong lĩnh vực sản xuất lúa nước như sau:

- Áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả trên đất khô hạn. Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với BĐKH (chọn giống ngắn ngày, chín sớm, chịu được khô hạn và độ mặn cao...)

- Thay đổi thời vụ là lịch gieo trồng thích hợp với BĐKH. Thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp ( mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ...)

- Lai tạo các giống lúa mới thích nghi với BĐKH, các giống có khả năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh..

- Hiện đại hóa kỹ thuật và biện pháp canh tác trên đồng ruộng.

- Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng đất , áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với hoàn cảnh BĐKH. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và quy hoạch liên quan đến BĐKH.

- Quản lý, điều phối việc sử dụng nước trong nông nghiệp một cách khoa học và hiệu quả. Rà soát, đánh giá công năng của các hệ thống thủy lợi, điều chỉnh khả năng tích nước, điều hòa nước trong mùa khô.

- Nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về BĐKH cho cộng đồng cư dân.

67

3.5.2 Đối với lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản

Nuôi trồng thủy hải sản đóng góp rất lớn cho phát triển của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên các hoạt động này cũng như nguồn lợi thủy sản chịu tác động rất nhiều của BĐKH, do vậy cần phải tập trung vào việc giảm thiểu tác đông xấu do BĐKH cũng như áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu xuất sản xuất, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản của tỉnh Nghệ An. Các đề xuất về thích ứng của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản như sau:

- Đào tạo nâng cao tay nghề của ngư dân bằng việc thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy nghề với các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Nâng cao khả năng chống chịu tầu thuyền và bến cảng bằng việc bổ sung các tầu vỏ sắt công xuất lớn thay thế cho các tầu vỏ gỗ. Nâng cấp các bến cảng có khả năng chống chịu sóng lớn và chứa được nhiều tầu.

- Tổ chức ngư dân thành các nghiệp đoàn, các hợp tác xã nghề cá để nâng cao sức cạnh tranh trong việc đánh bắt.

- Nâng cấp xây dựng mới các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản.

- Xây dựng quỹ bảo hiểm thủy sản đề phòng rủi ro bất ngờ thiên tai và BĐKH.

3.5.3 Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế cũng như hoạt động đời sống của cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An. Các đề xuất về thích ứng đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng như sau:

- Nâng cao chất lượng của các công trình xây dựng như áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu được với những diến biến bất thường của BĐKH.

68

- Nâng cao trình độ tổ chức phòng chống thiên tai của người dân bằng cách thường xuyên tổ chức tuyên truyền kết hợp tập huấn cán bộ chuyên trách với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

- Bổ sung ngân sách cho hoạt động phòng chống thiên tai của các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng cao nhất.

69

KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu đã đang và sẽ tác động nặng nề tới tất cả các lĩnh vực, các khu vực khác nhau trên toàn thế giới. Cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An không nằm ngoài trong số đó. Dưới tác động của BĐKH thời gian vừa qua về hoạt động đánh bắt thủy sản đã bị suy giảm năng xuất đánh bắt do sự suy giảm chung của các đại dương và tình trạng san hô chết làm giảm sản lượng đánh bắt. Ngoài ra môi trường sống của cá cũng bị thay đổi và sự thay đôi nhiệt độ làm cá di cư. Việc axit hóa đại dương và sự gia tăng nhiệt độ gây hủy diệt các rạn san hô, ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt.Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thì bão, xói mòn và mưa gây thiệt hại về sơ sở hạ tầng và mất đi các bãi biển , các diện tích đất canh tác.... Trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu được sử dụng để tính toán tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An, cùng với sự kế thừa kết quả nghiên cứu của một số đề tài dự án, học viên đã đã thu được những kết quả như sau:

Tính dễ bị tổn thương là chỉ số quan trọng nhất trong tác động của BĐKH đối với các hoạt động kinh tế xã hội cũng như đối với điều kiện tài nguyên thiên nhiên.Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, trên lãnh thổ Việt Nam thì miền Trung trong đó có tỉnh Nghệ An chịu nhiều tác động sâu sắc của BĐKH. Trong phạm vi tỉnh Nghệ An thì các huyện ven biển là nơi chịu tổn thương nhiều nhất của BĐKH.

Những yếu tố gây ra tổn thương nhiều nhất cho các huyện ven biển chủ yếu là: Bão, nước biển dâng, sự tăng lên của nhiệt độ và nhiệt độ cực đoan, sư thay đổi của lượng mưa với các trạng thái của cực đoan là hạn hán, mưa lớn và lũ lụt. Trên các huyện ven biển Nghệ An càng quan tâm hơn cả trong vấn đề tổn thương BĐKH là các lĩnh vực liên quan đến sinh kế, sản xuất đời sống của công đồng cư dân đó là : Sản xuất lúa nước, đánh bắt thủy hải sản và cơ sở hạ tầng.

Trong 5 huyện ven biển Nghệ An thì trong lĩnh vực sản xuất lúa nước chịu tôn thương nhiều nhất là huyện Quỳnh Lưu, thứ đến là huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và ít nhất là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò. Trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản thì chịu tổn thương nhiều nhất là huyện Quỳnh Lưu thứ đến là huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và ít nhất là thành phố Vinh , thị xã Cửa Lò.Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thì

70

chịu tổn thương nhiều nhất là huyện Quỳnh Lưu thứ đến là huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh và ít nhất là thị xã Cửa Lò.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá mức độ tổn thương, với mỗi một phương pháp khác nhau có thể sẽ có những nhận định, những kết quả nhau. Qua 2 phương án trên tác giả thấy rằng việc lựa chọn phương án 1 với công thức tính tổn thương V = (E-AC)xS là phù hợp hơn cả vì biến đổi khí hâu là điều không thể tránh khỏi do đó việc lấy thích ứng gắn liến với rủi ro sẽ cho ta kết quả chính xác cũng như từ đó có thể nâng cao yếu tố thích ứng để giảm thiểu khả năng tổn thương đến khu vực ta đánh giá. Vì vậy tác giả quyết định sử dụng phương án 1 là phương án tối ưu nhất để đánh giá tính dễ bị tổn thương tới cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An.

Với phương pháp đánh giá của mình học viên một phần nào cũng chỉ ra được mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu tới cộng đồng cư dân ven biển Tỉnh Nghệ An, tuy nhiên vẫn chưa xét được hết các khí cạnh, cũng như nhận định được hết các yếu tố tác động, nhưng học viên cũng mong muốn rằng với kết quả của luận văn này sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc nhận định các tác động và mức độ tổn thương của biến đổi khí hậu tới cộng đồng cư dân ven biển Tỉnh Nghệ An từ đó có thể đề xuất được biện pháp giảm nhẹ, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Do thời gian nghiên cứu luận văn chưa dài nên hướng tiếp theo của luận văn là mở rộng nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến toàn bộ khu vực Tỉnh Nghệ An.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ TN& MT (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho

công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, Hà Nội.

3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An. www.nghean.gov.vn

4. Cục thống kế tỉnh Nghệ An ( 2011), Niên giám thống kế tỉnh Nghệ An năm 2010,

NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2011), Dự báo mức độ tổn thương tài nguyên -

môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và dâng cao mực nước biển, Hà Nội.

6. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội – 2012. Biến đổi khí hậu và tác động

ở Việt Nam.

7. Nhà xuất bản tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam. Hà Nội – 2012.

Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu.

8. Nguyễn Đức Ngữ (2007), Quá trình BĐKH, Tạp chí Khí tượng thủy văn.

9. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tìm hiểu vê hạn hán và hoang mạc hóa, NXB KHKT,

Hà Nội.

10.Nguyễn Đức Ngữ (1998), Bão và phòng chống bão, NXB KHKT, Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu

Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

12.Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An (2013), Báo cáo tổng hợp quy hoạch

sử dụng đất nông nghiệp.

13.UBND tỉnh Nghệ An (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

của tỉnh Nghệ An.

14. UBND tỉnh Nghệ An (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội 2011-2015

72

Tài liệu tiếng Anh

15. A. A. Yusuf (2009), Constructing The Index of Climate Change Vulnerability.

16. A. A. Yusuf and H. A. Francisco (2009), Climate Change Vulnerability

Mapping for Southeast Asia.

17.B. R. Heltberg and M. Bonch-osmolovskiy (2010), Mapping vulnerability to

climate change.

18.C. Ringler and G. A. Gbetibouo (2009), Mapping South African Farming Sector

Vulnerability to Climate Change and Variability,no. August. pp. 1–52.

19.C. Pratt, U. Kaly, and J. Mitchell (2004), Manual: How to Use the

Environmental Vulnerability Index (EVI) - SOPAC Project.

20. Iyengar and Sudarshan (1982), “A Method of Classifying Regions from

Multivariate Data,” pp. 1–5.

21.IPCC (2001), Vulnerability to Climate Change and Reasons for Concern : A

Synthesis, in Climate Change 2001: Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerabilty, Cambridge University Press.

22.IPCC (2007), Fourth Assessment Report Summary for Policymakers.

23.IPCC (2012), “Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance

Climate Change Adaptation,” Cambridge University Press, Cambridge.

24.J. W. Handmer, S. Dovers, and T.E.Downing (1999), Societal Vulnerability to

Climate Change and Variability. Kluwer Academic Publishers in Netherland, pp.

267–281.

25.K. O. Brien and R. Leichenko (2008), Human Development Report 2007/2008

Human Security, Vulnerability and Sustainable Adaptation.

26.P. Mick Kelly and W. Neil Adger (1999), Assessing vulnerability to climate

change and facilitating adaptation.

27.R. Hetberg and M. Bonch-Osmolovskiy (2011), Mapping Vulnerability to

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)