7. Kết cấu chính của luận văn:
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên cụ thể của từng huyện liên quan đến đánh giá tổn
thương
50
Quỳnh Lưu nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường nhận được ba luồng gió: Gió mùa Đông Bắc từ lục địa Sibia và Mông Cổ, qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió bắc.Gió mùa Tây Nam từ phía vinh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua các núi Trường Sơn, thổi sang nhiều khi gây ra gió Lào (gió tây khô nóng). Gió mùa Đông nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào nhân dân gọi là gió nồm. Khí hậu Quỳnh Lưu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình 30C, có ngày lên tới 40C.Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, mưa kéo dài. Lượng mưa trung bình tại Quỳnh Lưu trong 48 năm qua từ (1961 – 2009) có xu thế giảm. Vùng biển Quỳnh Lưu có rất nhiều hải sản do dòng mặt được tạo nên bởi gió mùa Tây Nam đưa nước từ phía nam lên phía bắc, còn dòng chảy ở tầng đáy từ phía bắc xuống và được trồi lên tại vùng biển này.
3.1.2.2. Huyện Diễn Châu
Diễn Châu là một huyện ven biển phía nam giáp huyện Nghi Lộc, phía bắc giáp huyện Quỳnh Lưu và phía đông tiếp giáp với biển. Địa hình khu vực này thấp và tương đối bằng phẳng bị chia cắt bởi những lạch nhỏ. Diễn châu cũng là khu vực tập trung nhiều diện tích đất cát biển là loại đất có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp và dễ mất nước trong mùa hạn. Loại đất này chỉ thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày không thích hợp cho trồng lúa và cây lương thực.
3.1.2.3. Thị Xã Cửa Lò
Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An. Cửa Lò nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở phía nam và sống Cấm ở phía Bắc. Địa hình Cửa Lò tương đối bằng phẳng tuy nhiên chế độ thủy triều vùng biển và ven biển khá phức tạp. Hàng tháng có một nửa số ngày thủy triều lên xuống 2 lần, trong đó thời gian triều dâng trong ngày khoảng từ 9 – 10 giờ và triều rút khoảng 15-16 giờ. Biên độ thủy triều dao động từ 2,0 đến 3,9m. Do mức chênh lệch giữa triều cường và triều kiệt lên đến 1,9 m nên Của Lò luôn đảm bảo cho tàu 3000-4000 tấn ra vào.
51
3.1.2.4. Huyện Nghi Lộc
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
- Vùng bán sơn địa : Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa
hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện.Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng ít dân cư ,khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.
- Vùng đồng bằng : Ở trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình
tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 khu vực: - Khu thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện- Khu cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, đất đai màu màu mỡ.
Huyện Nghi Lộc có khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa. Về nhiệt độ có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50C, nhiệt độ có lúc xuống đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.Về mưa, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, năm nhiều nhất khoảng 2.600 mm, năm ít nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
3.1.2.5. Thành Phố Vinh
Diện tích đất tự nhiên 104,96 km2 trong đó đất ở 13.4%,;đất nông nghiệp 49%; đất lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%. Mật độ
52
dân số 2.912 người / km2. Vinh cũng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với sự hình thành 2 mùa khác nhau rõ rệt về gió và nhiệt độ.
- Nhiệt độ trung bình 24oC
- Nhiệt độ cao tuyệt đối 42,1oC
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 4oC
- Độ ẩm trung bình 85-90%
Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình 120 Keal/năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.Có hai mùa gió :
- Gió tây nam - xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.
- Gió đông bắc - kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội của các huyện ven biển Nghệ An
3.2.1. Đặc điểm chung - Đặc điểm kinh tế - Đặc điểm kinh tế
Nghệ An có diện tích tự nhiên rộng nhất trong cả nước, địa hình đa dạng phong phú với nhiều hải đảo, sông ngòi, rừng núi, hang động và thác nước, bờ biển trải dài, có độ dốc thoai thoải, cát mịn, nước trong thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng (Bãi biển Cửa Lò, Nghi Thiết…), có hàng trăm di tích lịch sử được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia, mỗi di tích đều gắn với tên tuổi và sự nghiệp của những anh hùng hào kiệt của đất nước.
Các dịch vụ về y tế, bưu chính viễn thông, ngân hàng, vận tải quốc tế, tư vấn…phát triển mạnh mẽ và ngày càng có chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng được phát triển nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào vùng ven biển Nghệ An như: Sân bay Vinh, cảng biển Cửa Lò, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ... Trong đó, đường bộ có quốc lộ 1A chạy dọc theo tỉnh Nghệ An, ven bờ biển. Các tuyến đường bộ Nghệ An đang được nâng cấp, hoàn thiện tạo điều kiện thông thương đi lại giữa các vùng miền trong và ngoài
53
tỉnh. Đường hàng không có sân bay Vinh, nằm cách thành phố Vinh khoảng 5 km đang được đầu tư, nâng cấp và cải tạo cho phép các loại máy bay hiện đại có thể đáp xuống dễ dàng, đồng thời sân bay Vinh đang chuẩn bị mở các tuyến bay mới ở trong và ngoài nước, đến các quốc gia tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi đến đây. Nghệ An có hệ thống đường sắt nối với các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trong đó có ga Vinh là một trong những ga hành khách và ga hàng hoá chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
Nghệ An - điểm khởi đầu của con đường di sản miền Trung, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với hệ thống di tích lịch sử có giá trị, có nhiều tiềm năng, triển vọng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, đạt hiệu quả cao. Vùng ven biển Nghệ An có khu du lịch Cửa Lò với bãi tắm Cửa Lò trải dài trên 10 km, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của miền Bắc Việt Nam. Nghệ An còn có dải bờ biển dài 82km có nhiều bãi tắm đẹp trải qua 4 huyện, thị trong tỉnh, bờ biển có độ dốc thoai thoải, cát mịn, nước trong thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Hiện nay nhiều bãi tắm mới đang được hình thành cùng với các điểm du lịch văn hoá tại từng địa phương sẽ là điều kiện thuận lợi thu hút du khách. Các điểm du lịch đáng chú ý: Bãi biển Cửa Lò, đảo Ngư, đảo Mắt, bãi Diễn Thành, Quỳnh Bảng - Quỳnh Phương, bãi Lữ, bãi Tào… và các điểm du lịch văn hoá như đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồi, chùa Ngư trên đảo Ngư, các làng muối, làng chài ven biển…
Nghệ An còn là mảnh đất có truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến thắng thiên tai, có nền văn hoá dân gian phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
Sản suất nông nghiệp vùng ven biển Nghệ An với cây trồng chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc… có năng suất thấp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng. Điện lưới quốc gia đã phủ toàn vùng ven biển Nghệ An là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế.
- Đặc điểm nhân văn
Dân cư - lao động là một trong những yếu tố cơ bản của kinh tế xã hội, là căn cứ cho việc hoạch định chính sách phát triển của vùng lãnh thổ nói chung và vùng ven biển Nghệ An nói riêng. Dải ven biển có dân cư tập trung khá đông đúc và mật
54
độ dân số khá cao. Song sự phân bố dân cư ở đây lại không đồng đều giữa các khu vực trung tâm nơi có các hoạt động kinh tế, du lịch lâu đời, có cơ sở hạ tầng tốt hơn với các vùng khác.
Sự gia tăng dân số ở dải ven biển Nghệ An đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sử dụng các diện tích đất hoang hóa và các tài nguyên khác trong vùng. Ở giai đoạn đầu, tăng dân số đi đôi với khai thác nhanh khu vực bãi bồi màu mỡ ở các cửa sông lớn cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp. Các hệ thống đê bao chắn sóng, chống mặn, hệ thống đồng ruộng làng mạc được xây dựng khắp nơi tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ổn định và mở rộng nơi cư trú. Những làng mạc trù phú dần dần được hình thành lại làm tiền đề cho sự mở rộng các quy mô khai thác các vùng đất mới.
Cùng với việc mở rộng sử dụng đất lập nên các quần cư ven biển của các làng xóm nông nghiệp, dịch vụ những người đánh cá đã tụ hội về đây dựa vào những cộng đồng ven bờ để ra khơi khai thác biển cả.
Trong giáo dục mạng lưới trường lớp đã được đầu tư, đội ngũ giáo viên cũng được bồi dưỡng nâng cao trình độ, vì vậy trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đã được tăng lên, tỷ lệ người không biết đọc, biết viết giảm đi, góp phần nâng cao trình độ văn hóa, tăng chất lượng lao động của khu vực.
Phần lớn người dân ở đây vốn có truyền thống cần cù ham học hỏi, có khả năng nắm bắt các tiến bộ về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Hệ thống dạy nghề, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, ... góp phần đào tạo và hướng dẫn việc làm cho người lao động. Những nơi có vị trí ở gần các trung tâm phát triển (thị xã Cửa Lò) người dân có điều kiện tiếp thu nhanh những tiến bộ mới, cập nhật thông tin nhanh và đa dạng, đó là chưa kể đến việc giao lưu Quốc tế qua các cảng và du lịch nước ngoài làm cho người dân tại vùng biển Nghệ An trở nên nhạy cảm hơn, năng động hơn. Điều đó góp phần nâng cao trình độ văn hóa chung của người dân, mở mang dân trí và tạo nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao tại dải ven biển này.
55
Nhìn chung vùng ven biển Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào và đa ngành, có thể sử dụng nguồn nhân lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cơ cấu kinh tế xã hội đang hình thành và phát triển như hiện nay.
3.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội cụ thể của từng huyện liên quan đến đánh giá tổn thương thương
3.2.2.1. Huyện Quỳnh Lưu
Với diện tích dân số tính đến năm 2013 là khoảng 279.977 người , diện tích đất nông nghiệp khoảng 15.427 Ha. Với diện tích bờ biển dài Quỳnh Lưu là địa phương có số lượng tầu thuyền đánh bắt thủy hải sản lớn nhất Nghệ An với 2.346 phương tiện chiếm khoảng 80,9% số lượng tầu thuyền đánh bắt cá toàn tỉnh Nghệ An với khoảng 2.897 tầu. Trong năm 2012 sản lượng khai thác khoảng 47.000 tấn, năm 2013 tổng sản lượng khoảng 50.000 tấn. Trong năm 2013 được sự hỗ trợ của trung tâm khuyến nông quốc gia, trung tâm khuyến nông Nghệ An phới hợp với đảng ủy Huyện thực hiện việc hiện đại hóa đội tầu đánh bắt hải sản xa bờ với việc hỗ trợ vật tư, thiết bị và kỹ thuật cho chủ tầu tham gia mô hình nhằm khuyến khích cho ngư dân phát triển và tăng hiệu quả kinh tế trên từng chuyến biển. Huyện cũng là địa phương đi đầu trong việc lắp đặt các máy thông tin tầm xa làm tăng thu nhập lên 103-145%. Việc áp dụng và lắp đặt sử dụng các thiết bị hàng hải này tạo hiệu quả hơn cho việc đánh bắt và khai thác hải sản.
Về sản xuất lúa năm 2014 toàn huyện có 7.400 ha trong đó lúa lai 4.000 ha, lúa chất lượng cao và nếp 3.000 ha, lúa thuần khác 400 ha.
3.2.2.2. Huyện Diễn Châu
Diễn Châu có dân số đến hết năm 2013 vào khoảng 268.865 người với mật độ 877 người/1km2. Kinh tế tăng trưởng hàng năm từ 17 – 17,5%. Diễn Châu là một huyện có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó có các làng nghề chế biến các thành phần thủy hải sản như hàng nghề nước mắm Vạn Phần. Với diện tích bờ biền dài nơi đây cũng tập trung khá đông các làng nghề đóng thuyền như Thanh Bích và Trang Thung . Các làng nghề chắp gai đan lưới như Tiền Song . Hiện nay Diễn Châu có khoảng gần 600 tầu đánh bắt thủy hải sản tuy với số lượng ít nhưng với kinh
56
nghiệp cũng như chuyên canh vào đánh bắt các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cua ghẹ, cá thu…đã mang lại giá trị kinh tế lớn cho huyện.
Về sản xuất lúa tính đến năm 2013 diện tích gieo trồng vào khoảng 9.160 ha đạt năng suất khoảng 72 tạ/1ha. Tuy diện tích gieo trồng không phải là nhiều nhất tỉnh Nghệ an nhưng đây lại là huyện có sản lượng lúa bình quân cao nhất Tỉnh. Để có được thành tích trên ngoài việc ưu đãi về thổ nhưỡng thì người dân nơi đây cũng đã áp dụng rất tốt khoa học kỹ thật cũng như đưa vào khai thác các giống lúa mới có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, khỏe, tỉ lệ hạt chắc cao. Ngoài ra những giống lúa mới mà địa phương áp dụng cũng có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh tốt.
3.2.2.3. Thị Xã Cửa Lò
Thị Xã Cửa Lò có dân số tính đến năm 2013 vào khoảng 52.890 người với mật độ dân số 1.851 người/1km2. Sau 16 năm thành lập tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tốc độ khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2005 đên 2010 đạt từ 18 – 20%. Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là du lịch và dịch vụ. Lượng khách du lịch đến Cửa Lò năm 2010 đạt khoảng 1,8 triệu lượt khách mang về doanh thu khoảng 725 tỷ đồng. Cảng Cửa Lò là cảng biển loại 1 quốc gia và là đầu mối giao thông vận tải của khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu:
- Sản xuất lúa nước : Năm 2013 diện tích trồng lúa vào khoảng 130 ha chủ yếu