Đánh giá tổn thương trong lĩnh vực sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 68)

7. Kết cấu chính của luận văn:

3.3.1.Đánh giá tổn thương trong lĩnh vực sản xuất lúa

a) Phơi lộ (E)

Mức độ tổn thương cho cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An được đánh giá trong 3 lĩnh vực chủ yếu ảnh hưởng lớn nhất đến cộng đồng cư dân là: Sản xuất lúa, đánh bắt thủy hải sản và cơ sở hạ tầng.Theo kết quả phân chia khu vực đề tài đánh giá mức độ tổn thương trên 5 khu vực bao gồm: Huyện Quỳnh Lưu, Huyện Diễn Châu, Thị Xã Cửa Lò, Huyện Nghi Lộc và Thành phố Vinh.Từ độ phơi nhiễm (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) ta sẽ lập một ma trận hình chữ nhật với cột tương ứng với 5 khu vực đánh giá và hàng tương ứng với các tham số của tính dễ bị tổn thương. Mức độ khắc nghiệt (E) được tính toán trong chỉ số tổn thương bao gồm các thành tố sau : Bão (E1), nước biển dâng (E2), nhiệt độ ( E3) và lượng mưa (E4).Theo mục 2.2.3 ta có:

Bảng 3.1. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của phơi lộ (E) trong lĩnh vực sản xuất lúa nước.

Huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu Cửa Lò Nghi Lộc Vinh

E1 6 6 6 6 6 E2 7 7 6 7 5 E3 6 6 6 6 6 E4 7 7 7 7 7 TB (E) 6,5 6,5 6,2 6,5 6,0 Chú thích: - E là phơi lộ do tác động của BĐKH, - TB (E) là chỉ số trung bình của phơi lộ E b) Mức độ nhạy cảm (S)

Để đánh giá kết quả tổn thương cho vùng ven biển Nghệ An trong lĩnh vực sản xuất lúa ta phải đánh giá được mức độ nhạy cảm (S), mức độ nhạy cảm trong sản xuất lúa nước (S) bao gồm: diện tích canh tác(S1), số lượng lao động sản xuất (S2), dân số (S3) Theo mục 2.2.4 ta có:

59

Bảng 3.2. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của mức độ nhạy cảm (S) trong lĩnh vực sản xuất lúa nước.

Huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu Cửa Lò Nghi Lộc Vinh

S1 4 5 1 3 2

S2 4 5 1 3 2

S3 4 3 1 2 5

TB (S) 4,0 4,3 1,0 2,7 3,0

Chú thích: - S là mức độ nhạy cảm do tác động của BĐKH, - TB (S) là trị số trung bình của mức độ nhạy cảm S c) Khả năng thích ứng (AC)

Để đánh giá kết quả tổn thương cho vùng ven biển Nghệ An trong lĩnh vực sản xuất lúa ta phải đánh giá được khả năng thích ứng trong sản xuất lúa nước bao gồm : công trình thủy lợi (AC1), chất lượng lao động (AC2) và kỹ thuật canh tác (AC3). Theo mục 2.2.5 ta có:

Bảng 3.3. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của khả năng thích ứng (AC) trong lĩnh vực sản xuất lúa nước.

Huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu Cửa Lò Nghi Lộc Vinh

AC1 2 3 4 4 5

AC2 1 4 4 4 5

AC3 1 2 4 3 5

TB (AC) 1,3 3,0 4,0 3,7 5,0

Chú thích : - AC là khả năng thích ứng do tác động của BĐKH, -TB (AC) là trị số trung bình của khả năng thích ứng AC d) Chỉ số tổn thương (V)

Kết hợp các yếu tố Phơi lộ, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng trong lĩnh vực sản xuất lúa nước của cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An ta có:

60

Bảng 3.4. Tính chỉ số tổn thương (V) trong lĩnh vực sản xuất lúa nước

Huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu Cửa Lò Nghi Lộc Vinh

TB(E) 6,5 6,5 6,2 6,5 6,0

TB (S) 4,0 4,3 1,0 2,7 3,0

TB (AC) 1,3 3,0 4,0 3,7 5,0

V=(E-AC)xS 20,8 15,05 2,2 7,65 3,0

V=ExS-AC 24,7 24,95 2,2 13,85 13,0

Từ bảng 3.4 ta có thể nhận thấy trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản thì dù có đánh giá theo cách nào thì vùng chịu sự tổn thương nhiều nhất là huyện Quỳnh Lưu kế đến là huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và vùng chịu sự tổn thương ít nhất là thị xã Cửa Lò.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 68)