Định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 36)

7. Kết cấu chính của luận văn:

1.4. Định hướng nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các tác giả và cơ quan nghiên cứu ngoài nước và trong nước, đánh giá tổn thương là nội dung quan trọng nhất trong đánh giá tác động của BĐKH. Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ phạm vi của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2001). Do đó trong vấn đề đánh giá tổn thương phải đánh giá được 3 hợp phần quan trọng là: Phơi lộ (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity).

Để thực hiện đề tài tác giả sẽ sử dụng kịch bản khí hậu trung bình B2 với mốc thời gian 2030 kết hợp với số liệu hiện có đánh giá tổn thương do BĐKH lên cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An trong thời gian từ nay đến 2030. Đề phù hợp với khả năng đánh giá và nguồn số liệu hiện có đề tài chọn phương pháp đánh giá theo hướng sẽ là tương đối hóa mức độ tổn thương. Để thuận tiện cho việc đánh giá theo phương pháp đã chọn, đề tài dự kiến tuân thủ về cơ bản quy trình của NOAA trong các bước: Xác định tai biến, phân tích tai biến, phân tích tác động của tai biến về kinh tế và xã hội đối với vùng ven biển Nghệ An. Đề tài sẽ sử dụng phương pháp xác định thang điểm và tính điểm cho các phơi lộ, mức độ nhạy cảm cũng như khả năng thích ứng.

27

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Theo định hướng đề tài trong chương 1, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 36)