Các phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 28)

7. Kết cấu chính của luận văn:

1.2.2. Các phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương

Hiện nay trên thế giới chưa có một phương pháp luận nào có thể áp dụng cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương cho tất cả các hoàn cảnh mà phụ thuộc vào yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể và theo từng cơ quan thực hiện việc đánh giá. Một vài phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương thường được áp dụng trên thế giới

- Chiến lược giảm nhẹ thiên tai của địa phương – hỗ trợ đánh giá tính dễ bị tổn thương. Bộ cộng đồng các bang Florida đã xây dựng và biện soạn.

- Phương pháp luận của ECLAC. ECLAC là tên viết tắt của ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc.

- Kỹ thuật và ứng dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương VATA. Tổ chức các bang của Mỹ và cơ quan khí quyển và hải dương học quốc gia Mỹ phối hợp biên soạn.

- Phương pháp luận phân tích năng lực và khả năng tổn thương – VCCA (CARE 2009)

19

Bảng 1.1: Đặc điểm của các đánh giá tính dễ bị tổn thương liên quan đến hiểm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu

Đặc điểm của hiểm họa Thiên tai Biến đổi khí hậu

+ Thời gian + Động lực + Không gian + Tính bất định + Đặc tính

+ Hiện tượng rời rạc + Ổn định + Theo vùng + Từ thấp đến cao + Biến động tự nhiên + Rời rạc và liên tục + Không ổn định

+ Toàn cầu nhưng không đồng nhất

+ Từ trung bình đến cao + Có nguồn gốc tự nhiên và con người

Hệ thống có liên quan Hệ xã hội và cơ sở hạ tầng Tất cả hệ thống

Quan điểm hệ thống Tĩnh Động và thích ứng

Đối tượng giảm nhẹ rủi ro Tiếp xúc với hiểm họa và tính dễ bị tổn thương nội tại

Quy mô của hiểm họa và tính dễ bị tổn thương nội tại

Chức năng phân tích Quy chuẩn Quy chuẩn và thực chứng

Nguồn: Fussel, 2007 1.2.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương

Tính dễ bị tổn thương có sự thay đổi và khác nhau theo đặc điểm của các yếu tố tổn thương như TDBTT xã hội tập trung vào các vấn đề chính sách xã hội và tài chính, TDBTT kinh tế thì tập trung chủ yếu vào các mối đe dọa gây ra tổn thất về kinh tế, TDBTT môi trường thì tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan tới thảm họa ảnh hưởng tới hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường. Đặc tính của tính dễ bị tổn thương thể hiện qua các thông số sau đây:

- Quy mô: Sự phân bố theo không gian yếu tố gây tổn thương và sự ảnh hưởng của nó có thể ở cấp độ quy mô toàn cầu, khu vực, quôc gia hay chỉ trong một nhóm cộng đồng nhỏ. Tác động của nó nhiều hay ít, ngắn hay dài cũng tuy thuộc vào quy mô

- Đa chiều: Chịu sự ảnh hưởng từ nhiều mối đe dọa cùng một lúc đến nhiều nhóm người, nhiều hệ sinh thái và tài nguyên

20

- Động năng: Nói về độ lớn về sức ép của các đe dọa lên hệ thống con người và môi trường.

Do đó để nghiên cứu TDBTT theo các yếu tố về không gian, thời gian nhất thiết phải xây dựng được quy trình đánh giá tính đến các yếu tố khác nhau.

a) Quy trình của trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ

Bước 1: Xác định tai biến

- Xác định các tai biến, ô nhiễm môi trường có thể tác động tới tài nguyên, môi trường

- Sắp xếp các thứ tự tai biến dựa vào mức độ nghiêm trọng của tai biến, ô nhiễm môi trường như cường độ, tần suất, quy mô và mức độ gây hại

Bước 2: Phân tích tai biến

- Xác định khu vực rủi ro của mỗi tai biến trên bản đồ tai biến

- Tính toán thang điểm cho các khu vực rủi ro do các tai biến gây nên Bước 3: Phân tích các cơ sở hạ tầng quan trọng

- Xác định và mô tả các đối tượng dễ bị tổn thương như các khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng (Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc…) trên bản đồ tai biến và các thông tin liên lạc kèm theo.

- Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của mỗi cơ sở đó với tác động của các tai biến khác nhau.

Bước 4: Phân tích xã hội

- Xác định những khu vực cần sự quan tâm đặc biệt khi tai biến, ô nhiễm môi trường những vùng có khả năng ứng phó với tai biến thấp.

- Xác định khu vực giao nhau giữa các vùng cần sự quan tâm đặc biệt với các vùng rủi ro cao.

Bước 5: Phân tích kinh tế

- Xác định các lĩnh vực kinh tế cơ bản và các trung tâm kinh tế.

21

Bước 6: Phân tích môi trường

- Xác định các vùng rủi ro.

- Xác định các khu vực tài nguyên, khu vực có môi trường quan trọng nhạy cảm với các vùng rủi ro và phân tích khả năng bị tổn thương của các vùng rủi ro. Bước 7: Phân tích các cơ hội giảm thiểu thiệt hại

Theo quy trình đánh giá của NOAA mang tính ưu việt trong phân tích và đánh giá mức độ nguy hiểm của tai biến cùng với phân tích các đối tượng có khả năng ứng phó trước tai biến như các cơ sở hạ tầng quan trọng. Trên cơ sở đó vùng rủi ro được khoanh vùng và đề xuất các biện pháp giảm thiệu thiệt hại tai biến.

b) Quy trình của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển

Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển đưa ra quy trình đánh giá TDBTT bao gồm 3 bước chính như đã nêu trong hình 1.1.

22

Hình 1.1. Qui trình đánh giá của viện môi trường Stockholm, Thụy Điển

1.2.4. Một vài mô hình đánh giá TDBTT

- Mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên-xã hội ( Cutter,1996)

Hình 1.2.Mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội (Cutter, 1996)

a) Mô hình đánh giá TDBTT (Turner, 2003)

Năm 2007, UNEP đã phát triển mô hình TDBTT của Turner thể hiện mối liên hệ giữa con người- môi trường theo hướng tiếp cận DPISR để áp dụng cho các nghiên cứu TDBTT. Trong đó con người- môi trường được coi như là một tổng thể thống nhất dễ bị tổn thương khi phải chịu tác động của các sức ép từ bên ngoài và

23

nội hàm. Tuy nhiên hệ thống này có khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng nên có thể làm giảm mức độ tổn thương của hệ thống.

Hình 1.3. Mô hình đánh giá TDBTT tổn thương (Turner, 2003)

b) Mô hình tiếp cận DPISR (UNEP, 2007)

Một chỉ thị là một thông số được sử dụng để đơn giản hóa, lượng hóa và truyền đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực vô cùng phức tạp, rõ ràng cần phải xác định các chỉ thị để có thể định lượng các khía cạnh quan trọng của môi trường nhằm đơn giản hóa những khía cạnh này.Tuy nhiên tùy thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định,mà việc áp dụng quá nhiều các chỉ thị sẽ có thể làm cho bức tranh trở nên rối mắt trong khi cái đang cần là một bức tranh tổng quát. Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung.

24

Hình 1.4. Mô hình tiếp cận DPISR (UNEP, 2007)

1.3. Các công trình nghiên cứu TDBTT trong nước

Tiếp cận nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam bắt đầu vào cuối những năm 1990 với những nghiên cứu về hệ thống tự nhiên và xã hội do các tai biến tự nhiên (Mai Trọng Nhuận, 2000- 2005), BĐKH và dâng cao mực nước biển (Toms, G và cộng

25

sự, 1994-1996), môi trường thay đổi (Adger, 1999). Cho đến nay nghiên cứu TDBTT được chú trọng vào nhiệm vụ tăng năng lực của cộng đồng, tăng khả năng phục hồi, chống chịu của các hệ sinh thái qua các đánh giá hiện trạng, dự báo tổn thương của các nhóm cộng đồng,tài nguyên- môi trường, các ngành kinh tế (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2006-2010; Lê Thị Thu Hiền, 2006…). Tiêu biểu là phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH của viện nước, tưới tiêu và mồi trường thực hiện tại Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nam Định.

a) Tại Đà Nẵng và Quy Nhơn

Các bước đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương thực hiện trong Dự án "Nghiên cứu đánh giá TTDBTT và tác động của BĐKH cho thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn thuộc "Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á" hợp phần tại Việt Nam.

Hình 1.5. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH tại Đà Nẵng và Quy Nhơn

b) Tại Nam Định

Các bước tiến hành trong Dự án "Đánh giá TTDBTT tại huyện Hải Hậu – Nam Định"

26 - Tổ chức nhóm nghiên cứu nòng cốt;

- Thảo luận những vấn đề cần nghiên cứu và thống nhất phương pháp;

- Thực địa nghiên cứu tại xã;

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến;

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng hợp.

Hoàn thành các bước nêu trên có thể đưa ra được báo cáo đánh giá thể hiện được đầy đủ thông tin về tình trạng DBTT do BĐKH, khả năng ứng phó của cộng đồng và các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ một cách sát thực.

1.4. Định hướng nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các tác giả và cơ quan nghiên cứu ngoài nước và trong nước, đánh giá tổn thương là nội dung quan trọng nhất trong đánh giá tác động của BĐKH. Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ phạm vi của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2001). Do đó trong vấn đề đánh giá tổn thương phải đánh giá được 3 hợp phần quan trọng là: Phơi lộ (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity).

Để thực hiện đề tài tác giả sẽ sử dụng kịch bản khí hậu trung bình B2 với mốc thời gian 2030 kết hợp với số liệu hiện có đánh giá tổn thương do BĐKH lên cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An trong thời gian từ nay đến 2030. Đề phù hợp với khả năng đánh giá và nguồn số liệu hiện có đề tài chọn phương pháp đánh giá theo hướng sẽ là tương đối hóa mức độ tổn thương. Để thuận tiện cho việc đánh giá theo phương pháp đã chọn, đề tài dự kiến tuân thủ về cơ bản quy trình của NOAA trong các bước: Xác định tai biến, phân tích tai biến, phân tích tác động của tai biến về kinh tế và xã hội đối với vùng ven biển Nghệ An. Đề tài sẽ sử dụng phương pháp xác định thang điểm và tính điểm cho các phơi lộ, mức độ nhạy cảm cũng như khả năng thích ứng.

27

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Theo định hướng đề tài trong chương 1, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.1.1. Phương pháp kế thừa

Trong nghiên cứu tính dễ bị tổn thương phải có tính kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu ở chương 1. Ngoài ra một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là phải kế thừa các dữ liệu và thông tin trong các nghiên cứu có nội dung liên quan đến đặc điểm khí tượng thủy văn, dặc điểm địa chất địa mạo, môi trường,, các dạng tài nguyên, yếu tố xã hội ... Các tài liệu này sẽ được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướng vào nghiên cứu để xác định các chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thương (MĐTT) bao gồm:

28

- Cơ sở dữ liệu (CSDL) về điều tra cơ bản : khí tượng thủy văn, hải văn, các tai biến liên quan đến khí tượng thủy văn như bão, mực nước biển dâng, địa chất, địa mạo, hiện trạng môi trường, sự cố môi trường khu vực biển,ven biển (Hình 2.1)

- CSDL tổng hợp từ các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện.

- Các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chiến lược phát triển KT- XH, các báo cáo KT-XH hàng năm, niên giám thống kê của các địa phương trên phạm vi thực hiện dự án.

2.1.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là phương pháp không thể thiếu trong quá trình đánh giá mức độ tổn thương của vùng nghiên cứu. Khảo sát thực địa các điều kiện tự nhiên như địa chất, địa mạo, khí tượng thủy văn, các điều kiện kinh tế xã hội... nhằm thu thập, điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tổn thương (MĐTT) như: Các yếu tố gây tổn thương (các tai biến và các yếu tố gia tăng cường độ tai biến), các đối tượng bị tổn thương và tiềm lực ứng phó của tự nhiên xã hội (hệ thống rừng ngập mặn, đê kè chắn sóng, giáo dục, y tế..).

Công tác điều tra phỏng vấn được thực hiện với hình thức gửi phiếu điều tra và phỏng vấn. Công tác này nhằm làm rõ hiện trạng phát triển KT-XH và định hướng quy hoạch phát triển trong tương lai của khu vực ven biển Nghệ An. Nội dung điều tra phục vụ đánh giá mức độ tổn thương (MĐTT) của cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An, tập trung các vấn đề sau:

- Dân cư và các công trình dân sinh: phân bố dân cư, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, cơ sở hạ tầng.

- Các hoạt động phát triển kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp-dịch vụ, giao thông vận tải....

2.1.3. Phương pháp chỉnh lý số liệu và tính toán các tham số, chỉ số

Phương pháp chỉnh lý số liệu và tính toán các tham số, chỉ số là phương pháp đặc biệt quan trọng nhằm chỉnh lý số liệu thu thập được và tính toán các chỉ số tổn thương đã được lựa chọn.

29

2.1.4. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn các ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, môi trường và tổn thương do biến đổi khí hậu, đặc biệt là với sự giúp đỡ và hướng dẫn của các chuyên gia ở địa phương.

2.1.5. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp

Đây là phương pháp nhằm phân tích các chỉ số đã tính toán được và đúc kết phân bố các chỉ số đó nhằm đi tới những nhận định cuối cùng về mức độ tổn thương do BĐKH trên vùng nghiên cứu.

2.2. Các bước nghiên cứu đánh giá MĐTT

Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu nói trên theo các bước sau đây :

2.2.1. Xác định đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan cho chúng ta thấy rằng mỗi cách đánh giá tính dễ bị tổn thương khác nhau sẽ phụ thuộc vào quy mô, khu vực và đối tượng khác nhau.

Sau khi thu thập và xử lý tài liệu cộng với sự tham vấn của các chuyên gia học viên xin lựa chọn đối tượng đánh giá mực độ tổn thương do tác động của BĐKH là cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An.

Ba lĩnh vực quan trọng nhất đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An là sản xuất nông nghiệp mà chủ đạo là cây lúa , đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và cơ sở hạ tầng trước hết là nhà cửa của họ. Trên các vùng ven biển các cộng đồng cư dân có điều kiện cở sở vật chất, trình độ tổ chức phòng chống thiên tai, tiềm lực kinh tế tài chính và dân số khác nhau. Do đó tác động của BĐKH và chỉ số tổn thương do BĐKH tới từng khu vực sẽ khác nhau. Các khu vực nghiên cứu trong vùng ven biển tỉnh Nghệ An được phân chia như sau: Huyện Quỳnh Lưu, Huyện Diễn Châu, Thị Xã Cửa Lò, Huyện Nghi Lộc và Thành Phố Vinh. Từ kết quả phân chia các khu vực nghiên cứu khác nhau xác định các lĩnh vực tổn thương mà chúng ta cần nghiên cứu và đánh giá cho cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An bao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)