Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thanh hoá (vietinbank thanh hoá (Trang 31)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột trong ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 150 Sở Giao dịch, Chi nhánh, trên 800 phòng giao dịch, có 4 công ty hạch toán độc lập, 3 đơn vị sự nghiệp và góp vốn liên doanh thành lập Ngân hàng Indovina. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 65/NH-QĐ ngày 08/7/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1988, có trụ sở chính tại số 17 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá. Hiện tại có 158 lao động, 22 phòng ban và các tổ nghiệp vụ. Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về phân phối thu nhập và các cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ. Từ ngày thành lập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Hoá luôn khẳng định được vai trò, vị trí của một NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Tuy có những lúc thăng trầm theo nhịp đập của nền kinh tế đất nước song trong trong cả

quá trình hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành là một sự phát triển đi lên với tốc độ nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện theo mô hình tổ chức là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Chi nhánh thực hiện bao gồm: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh được bố trí theo mô hình sau. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy

( Nguồn website vietinbank.vn)

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đã có những bước thăng trầm do sự mở rộng mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng khốc liệt. Tuy vậy, kết quả kinh doanh của Chi nhánh vẫn có những phát triển vượt bậc, năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, cho vay nền kinh tế, lợi nhuận kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH P. THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN P. QUẢN LÝ RR VÀ NỢ CÓ VĐ P. TIỀN TỆ KHO QUỸ BAN GIÁM ĐỐC

(Đơn vị: Tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 Tăng trưởng

(%) 10/2013

Tăng trưởng (%)

1 Tổng tài sản 2.311 3.032 31.2% 3.662 20.8%

2 Tổng cho vay và đầu tư kinh doanh

2.024 2.650 30.9% 3.208 58.5%

Trong đó: Dư nợ cho vay nền kinh tế

2.018 2.650 31.3% 3.208 58.9%

3 Tổng nguồn vốn huy động 1.554 1.893 21.8% 2.382 53.3%

4 Lợi nhuận sau thuế 27,7 51,7 86.6% 57,2 106.5%

5 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đ/người)

14,1 19 34.7% 19 34.7%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa)

Phát huy được lợi thế hoạt động trên địa bàn đô thị, trong nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá luôn là ngân hàng có tỷ trọng vốn huy động cao, chiếm khoảng 10,3% thị phần ngân hàng toàn tỉnh. Trên cơ sở nguồn vốn dồi dào, Chi nhánh đã tích cực tham gia đồng tài trợ cho nhiều dự án lớn của tỉnh như dự án Xi măng Bỉm Sơn, dự án BOT đường tránh thành phố Thanh Hoá, dự án Xi Măng Hạ Long… Có thể nói, nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thị phần đầu tư tín dụng luôn chiếm trên 11% trong tổng khối lượng đầu tư tín dụng trên toàn địa bàn. Song song với việc mở rộng tín dụng, quy mô hoạt động, Chi nhánh cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng luôn quan tâm đến phát triển dịch vụ ngân hàng, cũng như áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: ngân hàng tự động ATM, trả lương qua tài khoản, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thanh hoá (vietinbank thanh hoá (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w