, γB = 24 T/ m
e. Xác định phạm vi bảo vệ chân.
Vì hố xói tại chân công trình có mái dốc thường nhỏ hơn hố xói tại chân công trình tường đứng nên ta có thể coi hố xói do sóng bão gây ra tại đây bằng 3 m.
Chiều rộng gia cố chân khay bằng (2 ÷ 3) lần chiều sâu hố xói hay bằng (3 ÷ 4,5) lần chiều cao sóng trước chân công trình, tức là L = (6 ÷ 9)m. Chiều rộng cần gia cố chân khay là: L = 8 m.
5.4 Tính toán và chọn vải lọc địa kỹ thuật:
Với lớp địa chất bãi phổ biến là cát hạt mịn, lẫn tạp chất hữu cơ, hiện tượng bùn cát chân công trình bị xói trôi sau khi xây dựng có nhiều khả năng xảy ra. Do vậy, để đảm bảo tính an toàn và ổn định cho tuổi thọ công trình vải lọc được sử dụng trong thiết kế và thi công công trình là: Theo 14 TCN 110 – 1996 về thiết kế sử dụng vải địa kỹ thuật trong công trình thủy lợi:
- Yêu cầu chặn đất: Lớp địa chất trên cùng có chỉ số D85 = 0,28mm > Dlỗ vải lọc TS40 = 0,1mm.
- Yêu cầu thấm nước:
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển Kg/K = 3.10-3/5.10-4 = 600 > 100
Với cấp phối hạt, đường kính cỡ hạt tương ứng D85 và các chỉ tiêu thấm nước, loại vải lọc TS40 thõa mãn được các yêu cầu. Vậy chọn vải lọc TS40 để sử dụng trong thi công công trình này.
5.5 Bố trí kết cấu trên mặt cắt ngang.a. Thân đê. a. Thân đê.
Thân đê đắp bằng đất được khai thác tại mỏ. Lớp ngoài đắp bằng đất sét dày 80cm. Độ nén chặt của đất đắp phải đạt các chỉ tiêu sau:
- Đối với đất lõi đê: Rds ≥ 0,9 - Đối với đất sét đắp ngoài: Rs ≥ 0,6
b. Đỉnh đê.
Chiều rộng đỉnh đê là 6 m, sử dụng kết hợp làm đường giao thông liên xã và giữa các xã với các khu vực lân cận.
Dự án công trình được thiết kê theo tiêu chuẩn sóng tràn, do đó ta sử dụng các hình thức kết cấu sau để bảo vệ:
- Đỉnh đê được lát bằng bê tông M200, dày 20cm, khe biến dạng cách nhau 5m. Phía dưới là lớp lót vữa xi măng – đá mạt M25 dày 5cm. Dưới cùng là lớp vải đại kỹ thuật.
- Độ dốc đỉnh đê i = 2%, dốc vào phía đồng. - Cao trình đỉnh đê: +6,4 m.