Tái định cư, di chuyển tới nơi an toàn để ứng phó với xói lở bờ biển không phải lúc nào cũng là giải pháp khả thi, còn giải pháp “mềm” cũng có những hạn chế, lúc đó giải pháp “cứng” dưới hình thức xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển là cần thiết.
Giải pháp này phù hợp trong điều kiện việc đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ bờ có chi phí thấp hơn nguồn lợi thu được từ khu vực đó hoặc là những vị trí có vai trò quan trọng về an ninh – quốc phòng, vùng đông dân cư.
Các công trình thông dụng bao gồm: Để biển – đê biển kết hợp kè bảo vệ
Đập mỏ hàn:ngăn vận chuyển bùn cát dọc bờ và đẩy dòng chảy ven bờ ra xa bờ. Đập phá sóng xa bờ: Tiêu tán năng lượng sóng khi sóng tiến vào bờ.
Xuất phát từ nguyên nhân gây sạt lở bờ biển chủ yếu là do sóng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm địa hình và địa chất công trình vùng bờ biển Hậu Lộc là cát mịn, thành phần hạt nhỏ dễ bị xói. Vì vậy biện pháp công trình chính ở đây là tu sửa, khôi phục đê, kè chống gió bão kết hợp nước dâng và chống sóng do gió bão, đảm bảo ổn định cho đê, kè kể cả khi mức gió bão và nước dâng vượt tần suất thiết kế, sóng leo tràn qua đỉnh đê nhưng không phá hỏng được đê, kè.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển
3.7 Lựa chọn giải pháp kết cấu bảo vệ bờ khu vực nghiên cứua. Cơ chế phá hoại bờ biển và công trình bảo vệ. a. Cơ chế phá hoại bờ biển và công trình bảo vệ.
Các cơ chế phá hỏng đê chủ yếu được mô tả như trong hình
2. Nước tràn đỉnh (vỡ đê) 4. Mất ổn định trượt mái trong
2a. Sóng tràn gây xói đỉnh và mái trong 5. Mất ổn định trượt mái ngoài
2b. Sóng tràn gây mất ổn định trượt mái
trong 6. Mất ổn định thấm
3. Xói lở mái/mất chân đê phía ngoài 7. Xói ngầm, mạch sủi
Hình 3.6 các cơ chế phá hỏng đê.
Tuy nhiên đối với các tuyến đê biển thì các cơ chế phá hỏng chủ yếu chỉ bao gồm các cơ chế 1, 2a, 2b và 3 đó là:
Nước tràn đỉnh: Trường hợp này mực nước biển cao hơn cao trình đê gây ra nước tràn qua đê dẫn đến vỡ đê.
Sóng tràn gây xói , trượt đỉnh và mái trong: Trường hợp này mực nước biển thấp hơn cao trình đê tuy nhiên chiều cao sóng lại vượt qua chiều cao đê gây ra hiện tượng sóng tràn gây xói, trượt đỉnh và mái trong.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển Xói lở,mất chân đê phía ngoài: Trường hợp này cả mực nước và chiều cao sóng đều không vượt cao trình đê, do tác dụng của sóng tới và sóng phản xạ mái ngoài và chân đê bị xói, mất vật liệu thân đê gây ra mất ổn định cho công trình.
Căn cứ bào những ưu nhược điểm,cơ chế phá hỏng của các giải pháp bảo vệ. Phương án xây dựng công trình đê là phương án tối ưu cho khu vực nghiên cứu.