Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển Khi sóng gặp phải một chướng ngại vật thí dụ như một đê phá sóng hoặc một hòn đảo trên đường lan truyền của mình, sóng biển bị chướng ngại vật chắn tạo ra một vùng khuất sóng phía sau. Trong trường hợp này, sóng biển sẽ bị đổi hướng để xâm nhập vào vùng khuất sóng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng nhiễu xạ sóng. Hiện tượng nhiễu xạ sóng đặc biệt quan trọng trong việc tính toán sóng ở những nơi khuất sóng phía sau của công trình hoặc là sóng ở trong cảng.
Khi sóng đã trải qua quá trình nhiễu xạ thì thì độ cao sóng sau khi nhiễu xạ được tính theo công thức (4.24). . m d H =H K (4.19) Trong đó: Hm: là độ cao sóng tới Kd: là hệ số nhiễu xạ.
Hệ số nhiễu xạ Kd phụ thuộc nhiều vào chu kỳ của sóng.
d. Sóng vỡ.
Khi sóng lan truyền vào vùng ven bờ với độ sâu giảm dần, ma sát với đáy biển sẽ làm giảm tốc độ của hạt nước ở gần đáy biển. Hiện tượng này sẽ làm cho vận tốc chuyển động theo phương nằm ngang của các hạt nước ở gần đỉnh sóng nhanh hơn vận tốc hạt nước ở gần chân sóng và làm tăng độ dốc của mặt nước tại mặt trước sóng. Khi độ dốc mặt nước tại mặt trước của sóng đạt tới một giá trị cực đại nào đó sóng sẽ vỡ. Hiện tượng sóng vỡ làm tiêu tán một lượng năng lượng sóng rất lớn. Năng lượng này có thể được chuyển hóa thành các lực tác động lên công trình hay đáy biển. Đồng thời, một phần năng lượng này được chuyển hóa thành năng lượng rối, tăng cường sự vận chuyển của bùn cát.
Đới ven bờ có sóng vỡ được gọi là đới sóng vỡ. Các quá trình động lực và thủy động lực xảy ra rất mạnh mẽ trong đới này.