Sau khi được xây dựng hệ thống mỏ hàn biển Xuân Hội đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt về việc gây bồi bãi, tuy nhiên do công tác quy hoạch, xây dựng chưa đồng bộ nên hiện tượng xói lở bờ vẫn tiếp tục xảy ra tại vị trí phía sau hệ thống mỏ hàn và tại đầu mũi các mỏ hàn.
Dòng chảy từ cửa sông Lam kết hợp với dòng chảy sinh ra do các con sóng theo hướng xiên góc với bờ mang theo một lượng bùn cát sau khi gây xói tại vị trí thượng lưu. Khi qua hệ thống mỏ hàn đã xây dựng, phần lớn lượng bùn cát này sẽ bị hệ thống mỏ hàn giữ lại gây bồi tại thượng lưu mỏ. Do vậy, sau khi dòng chảy qua mỏ hàn cuối cùng của hệ thống mỏ, hiện tượng mất cân bằng bùn cát sẽ xảy ra. Dòng chảy đói bùn cát sẽ bù lại trạng thái cân bằng này bằng cách gây xói tại các vị trí hạ lưu và tại đầu mũi các mỏ hàn.
Một số tác động khác như sự biến đổi về động lực biển vùng gần cửa sông, do biến đổi của khí hậu toàn cầu trong thập kỷ qua và các tác động khác của con người trực tiếp lên vùng bờ xung quanh khu vực huyện Nghi Xuân và gián tiếp là vùng cửa sông Lam cũng là lý do gây tác động xấu đến khu vực này.
mặt khác đường bờ biển nghiên cứu là đường bờ hở có thể đón được hầu hết các hướng sóng từ ngoài khơi vào tạo nên dòng chảy vận chuyển bùn cát lớn.
khu vực tuyến đê từ phía Bắc xuống phía Nam thì ko có thêm cửa sông nào mà khu vực nghiên cứu lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc hơn là gió mùa Đông Nam nên đường bờ biển Hội Thống có xu hướng bị xói từ phía Bắc xuống phía Nam (từ cửa sông Lam xuống tới xã Xuân Trường)
3.5 Hiện trạng công trình đê điều khu vực công trình.
Vùng ven biển huyện Nghi Xuân với hệ thống đê sông, đê biển (Hội Thống) có chiều dài 17.770m trong đó đê sông dài 10.250m, đê biển dài 7.520m. Năm 1987 tuyến đê đã được nâng cấp và hoàn thành vào năm 1988.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đê như sau:
+ Cao trình đỉnh đê từ (+4,20) đến (+4,50) + Chiều rộng mặt đê: 3,0m đến 5,0m + Mái đê phía ngoài (sông, biển): m =3,0
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển + Mái đê phía đồng: m =2,5.
Sau khi được nâng cấp vào năm 1998 tuyến đê đã được đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả tốt. Trải qua mùa mưa bão năm 1998 và ảnh hưởng của 3 cơn bão liên tiếp kết hợp với triều cường đã làm cho hầu hết tuyến đê bị sóng phá hoại gây thiệt hại nặng nề. Một số đoạn đê bị vỡ, mặt mái và chân đê bị sạt lở và cuốn trôi với khối lượng lớn. Nhờ có sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và địa phương, sau bão tuyến đê đã được bảo dưỡng, tu sửa và hàng năm đều được bồi trúc.
Tuy nhiên do cao trình đỉnh đê còn thấp, hiện nay mới chỉ đạt từ (+3.70) đến (+4.50) thấp hơn so với thiết kế từ 0.5m đến 2.3m. Chiều rộng mặt đê có chỗ chỉ đạt 2.0m, một số vị trí mái đê m =2.0 đến 2.5. Tuy vậy, do đặc điểm từ năm 1989 đến nay tỉnh Hà Tĩnh nói chung và vùng Nghi Xuân nói riêng không bị ảnh hưởng nhiều của các cơn bão lớn nên nhìn chung hệ thống đê hiện tại kết hợp với công tác hộ đê vẫn đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cuộc sống của người dân ven biển.
Hình 3.2 Hiện trạng tuyến đê biển khu vực Xuân Hội - Nghi Xuân
3.5.1 Các công trình trên đê và ngoài bãi.