Xuất phát từ hiện trạng diễn biến xói lở bờ do tác động của sóng và dòng ven, năm 1999 Cục QLĐĐ&PCLB đã chủ trương lập Dự án nghiên cứu khả thi chống xói lở bờ biển Xuân Hội huyện Nghi Xuân với hình thức hệ thống 14 mỏ hàn kết cấu bằng ống buy xếp vuông góc với bờ biển có chiều dài khoảng 110m bố trí trong phạm vi từ K11+900 đến K14+400 để bảo vệ 2.5km bờ biển từ xã Xuân Hội đến xã Xuân Trường.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển Do nguồn vốn có hạn cũng như tính chất thử nghiệm của công trình, hiện nay hệ thống 10 mỏ hàn đã được xây dựng từ năm 1999 tới 2005 dọc theo tuyến bờ biển Hội Thống huyện Nghi Xuân.
Sau khi được xây dựng, công trình đã được thử thách và đứng vững qua mùa mưa bão năm 2000 và 2001, 2005 tiêu biểu là cơn bão số 4/2000 và cơn bão số 6,8/2005 với sức gió cấp 10 và cấp 11 vượt so với tiêu chuẩn thiết kế công trình là chống đỡ với gió bão cấp 9 gặp triều cường. Với chiều dài các mỏ hàn trên 100m kéo dài trong phạm vi đường sóng vỡ, hiệu quả cắt dòng ven gây bồi của hệ thống mỏ hàn đã được chứng minh bằng thực tế. Bãi được bồi cao lên từ 0.5m đến 2.0m đặc biệt là tại các vị trí thượng lưu mỏ và khu vực giữa các mỏ hàn. Bờ biển khu vực làm công trình nhìn chung ổn định đã góp phần ổn định cho tuyến đê.
Hình 3.3 Mỏ hàn ống buy đá đổ Xuân Hội đã xây dựng
b. Các công trình bảo vệ mái đê.
Mái đê phía biển đoạn từ K14+400 đến K15+350 đã được gia cố bằng kè đá lát khan dày 0.3m tuy nhiên hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, phần lớn phạm vi mái đá đã bị xô lệch và gẫy mái. Ngoài ra kết cấu đá lát khan chỉ có thể đáp ứng được chỉ tiêu bảo vệ mái đê chống xói nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ổn định dưới tác động của sóng gây ra do gió bão cấp 10 kết hợp với nước triều cao.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển Phạm vi từ vị trí cọc mốc C24 đến cọc mốc C26+25.6m dài khoảng 105.6m hiện nay đã được xử lý chống xói tạm thời bằng bãi lăng thể đá xếp tại vị trí sát chân đê phía biển để bảo vệ đê.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Khoa kỹ thuật biển