e. Hiện tượng phản xạ sóng.
5.1 Xác định cao trình đỉnh đê:
Cao trình đỉnh đê có quan hệ trực tiếp đến an toàn của bản thân đê và của vùng bảo vệ, khối lượng công trình và kinh phí đầu tư, vì vậy đây là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng, được tính toán sau khi đê biển đã lún ổn định. Đối với đê có bố trí tường chắn sóng ở đỉnh, thì cao trình đỉnh đê là cao trình đỉnh tường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cao trình đỉnh đê. Yếu tố quan trọng nhất là MNTK và sóng thiết kế, đã được xác định ở chương IV.
Hiện nay, có hai quan điểm thiết kế: Tính toán cao trình theo tiêu chuẩn sóng tràn và tính toán theo tiêu chuẩn sóng leo.
Theo tiêu chuẩn sóng leo, cao trình đỉnh đê sẽ cao hơn, không cho phép nước tràn qua, và bảo vệ tốt cho khu vực phía đồng. Tuy nhiên, cao trình đỉnh đê cao đồng nghĩa với khối lượng đất đắp lớn, khối lượng công trình lớn, dễ gây ra hiện tượng trượt mái, mất ổn định do trọng lượng bản thân, vì vậy để đảm bảo ổn định đê cần xây dựng trên nền tương đối tốt.
Theo quan điểm thiết kế sóng tràn, cao trình đỉnh đê sẽ thấp và cho phép nước tràn qua. Lượng nước cho phép tràn qua được tra theo bảng 5.3 (tài liệu hướng dẫn thiết kế đê biển 26/3/2010) phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng của tuyến đê, và mức độ kiên cố của mái đê phía đồng.
Để đảm bảo đê làm việc an toàn đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thật cũng như kinh tế đồ án sẽ đưa ra các phương án và tính toán theo tiểu chuẩn sóng tràn. Để chọn ra mặt cắt ngang hợp lý nhất cho tuyến đê.