Ban lãnh đạo Vietinbank nói chung và chi nhánh Nhị Chiểu nói riêng đều xác định rõ hoạt động tắn dụng là hoạt động gắn liền với rủi ro, vì vậy để kinh doanh có lời ngân hàng phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, mức độ rủi ro là bao nhiêu thì do quan điểm, kỳ vọng của từng ngân hàng. Do đó, trụ sở chắnh và chi nhánh áp dụng chiến lược là kiểm soát rủi ro tắn dụng trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh. Chiến lược này được cụ thể hóa việc Vietinbank và chi nhánh đã chuyển đổi mô hình cấp tắn dụng, tách bạch khâu quan hệ trực tiếp khách hàng và vị trắ hỗ trợ thẩm định, giám sát nhằm tăng trưởng được lợi nhuận và kiểm soát được RRTD.
Ngoài ra, để giảm thiểu RRTD mà ngân hàng phải gặp, ban lãnh đạo Vietinbank đang định hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ phái sinh, tuy nhiên nghiệp vụ này mới chỉ được thực hiện tại trụ sở chắnh và không có nhiều giao dịch. Chi nhánh chưa cung cấp sản phẩm này cho khách hàng tuy nhiên khi nền kinh tế phục hồi, thị trường tài chắnh phát triển thì đây sẽ là một hướng đi phù hợp cho chi nhánh trong việc quản trị RRTD. Vì vậy, chi nhánh nên dần tiếp cận thêm chiến lược chuyển giao RRTD này.
.III.2. Xây dựng văn bản, chắnh sách về quản trị rủi ro tắn dụng
Với trên 25 năm, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đã xây dựng hệ thống văn bản, chắnh sách về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tắn dụng nói riêng tương đối đầy đủ. Hiện tại, chi nhánh Nhị Chiểu đã có đầy đủ quy định, quy trình liên quan tới hoạt động tắn dụng:
- Quy định, quy trình cấp tắn dụng: Các văn bản này mới được thay đổi vào tháng 1/2012, khi Vietinbank xây dựng phòng quản lý rủi ro tắn dụng tại chi nhánh. Theo đó, đề xuất hồ sơ trên giấy và thực hiện tác nghiệp hồ sơ trên máy sẽ do phòng quản lý RRTD tại chi nhánh đã thực hiện. Phòng quản lý RRTD là một bộ phận được đưa ra ý kiến độc lập để trình cấp phê duyệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với tắn dụng. Tuy nhiên do phòng quản lý RRTD trực thuộc chi nhánh nên phần nào yếu tố ý kiến độc lập bị ảnh hưởng. Ở một số chi nhánh, phòng quản lý RRTD hoạt động chưa hiệu quả chủ yếu do chất lượng CBNV chưa tốt. Chi nhánh Nhị Chiểu chủ trương giảm thiểu RRTD, vì vậy đã chọn CBNV có chất lượng lên phòng quản lý RRTD, từ đó đã phần nào nâng cao chất lượng tắn dụng cho chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu năm 2013 chỉ đạt 1,9%, chi nhánh thu xử lý RRTD được 24,2 tỷ đồng hơn 61% so với năm 2012.
Để nâng cao hiệu quả bộ phận quản lý RRTD, Vietinbank định hướng năm 2014 chuyển đổi sang mô hình tắn dụng tập trung, khi đó sẽ bỏ phòng quản lý RRTD tại chi nhánh và thành lập phòng về thẩm định khách hàng, kiểm soát giải ngân tại trụ sở chắnh, giảm mức ủy quyền cho các chi nhánh. Đối với mức ủy quyền thẩm định sẽ được phân theo loại chi nhánh, mức xếp hạng của khách hàng và đặc thù của sản phẩm. Chi nhánh Nhị Chiểu được xếp hạng 2 vì vậy, mức ủy quyền thẩm định đối với khách hàng AAA là 20 tỷ đồng, với khách hàng BB chỉ còn là 2 tỷ đồng. Đối với kiểm soát giải ngân, chi nhánh chỉ được ủy quyền giải ngân đối với doanh nghiệp dưới 2 tỷ, đối với KHCN dưới 1 tỷ. Các hồ sơ vượt thẩm quyền này, chi nhánh sẽ phải trình trụ sở chắnh xem xét để phê duyệt. Năm 2013, hệ thống mới chuyển đổi sang mô hình phòng quản lý RRTD tại chắnh, Hiện tại Vietinbank đã
chuyển đổi sang mô hình tắn dụng giai đoạn 2 tức là xóa bỏ phòng quản lý RRTD tại chi nhánh, tập trung quản trị RRTD tại trụ sở chắnh. Với việc thường xuyên thay đổi mô hình này sẽ làm cán bộ không tập trung công tác, xáo trộn trong hoạt động của chi nhánh.
Bảng 2.7: Mô hình tắn dụng dự kiến của giai đoạn 2 chuyển đổi tại Vietinbank Ờ Nhị Chiểu
Mô hình giai đoạn 1 (hiện đang áp
dụng) Mô hình giai đoạn 2
Phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh Là một bộ phận của Phòng tổng hợp Phòng quản lý rủi ro tắn dụng, đầu tư
tại trụ sở chắnh
Tách làm 3 phòng:
- Phòng đánh giá xếp hạng và giới hạn tắn dụng
- Phòng kiểm soát giải ngân - Phòng quản lý rủi ro Mức ủy quyền chung (thẩm định và
giải ngân) là 50 tỷ
Mức ủy quyền bị cắt giảm, đối với kiểm soát giải ngân, mức ủy quyền chỉ còn là 2 tỷ đồng.
(Nguồn: Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
- Quy định, quy trình nhận TSBĐ: Tại quy định nhận TSBĐ, Vietinbank nêu rõ điều kiện về nhận TSBĐ, tần suất kiểm tra, định giá lại TSBĐ. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra Vietinbank quy định tổng thể định kỳ 3 tháng/lần kiểm tra mà không phân biệt theo loại TSBĐ. Các TSBĐ khác nhau như BĐS, phương tiện giao thông vận tải, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, quyền đòi nợ,Ầ có mức độ rủi ro khác nhau tương đối nhiều vì vậy cần quy định tần suất kiểm tra cho từng loại khách hàng. Để tăng cường chất lượng thẩm định TSBĐ, quy định yêu cầu ngoài CBKH phải có cán bộ phòng quản lý RRTD tham gia vào việc thẩm định giá.
- Quy định phân loại nợ, trắch lập dự phòng RRTD; quy định quản lý nợ có vấn đề, quy định miễn giảm lãi, quy định xử lý TSBĐ. Theo đó, phòng khách hàng/PGD là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp, phòng quản lý RRTD là đơn vị
thực hiện và trình cấp phê duyệt về trắch lập dự phòng RRTD, miễn giảm lãi, xử lý TSBĐ,Ầ Với việc tách riêng bộ phận này đã giúp cho chi nhánh tăng được số tiền thu hồi từ việc xử lý TSBĐ, đây là một nghiệp vụ khó và phức tạp vì vậy việc chuyên môn hóa này là phù hợp trong hoạt động của ngân hàng.
- Ban hành hướng dẫn thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chắnh, thẩm định dự án vay vốn của khách hàng
Trên cơ sở văn bản của hệ thống Vietinbank, chi nhánh có ban hành hướng dẫn cụ thể đối với một số quy định, quy trình quan trọng mà Vietinbank chưa có hướng dẫn chi tiết như:
- Trên cơ sở khẩu vị rủi ro tắn dụng của NHCT, chi nhánh có xây dựng khẩu vị rủi ro tắn dụng riêng của chi nhánh.
- Hàng năm, chi nhánh tổng kết kết quả kinh doanh và định hướng phát triển chi nhánh trong năm đó, định kỳ hàng tháng, quý, năm chi nhánh sẽ họp cụ thể từng nội dung thực hiện. Việc xây dựng định hướng phát triển từ đầu năm và cụ thể hóa trong từng tháng giúp chi nhánh quản lý chặt chẽ được hoạt động tắn dụng của mình.
- Quy định nhận bảo đảm là hàng tồn kho của chi nhánh chưa được quy định cụ thể trong khi CBTD của chi nhánh chưa có nhiều năm kinh nghiệm nhận thế chấp hàng tồn kho. Vì vậy chi nhánh có xây dựng văn bản hướng dẫn nhận bảo đảm bằng hàng tồn kho.
- NHCT chưa có quy định, quy trình cụ thể đối với việc nhận bảo đảm bằng quyền đòi nợ trong khi nhận loại TSBĐ này rủi ro rất cao trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Chi nhánh chủ trương hạn chế nhận đảm bảo bằng quyền đòi nợ tuy nhiên với số trường hợp đặc biệt chi nhánh vẫn nhận như một TSBĐ bổ sung và chi nhánh có hướng dẫn nhận thế chấp quyền đòi nợ này.
.III.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tắn dụng
Tại chi nhánh, việc quản trị RRTD được thực hiện bởi 2 bộ phận chắnh là phòng khách hàng/phòng giao dịch và phòng thẩm định và quản lý rủi ro. Trong đó:
Phòng Nội dung thực hiện về quản trị RRTD Phòng khách hàng/phòng giao dịch - Tìm kiếm khách hàng - Thực hiện thẩm định sơ bộ về khách hàng
- Giám sát về tình hình hoạt động SXKD, mục dắch vay vốn của khách hàng.
Phòng thẩm định và quản lý rủi ro
- Thực hiện tái thẩm định về khách hàng từ đó đề xuất quyết định cấp tắn dụng lên cấp có thẩm quyền
- Theo dõi, đôn đốc và cùng phòng khách hàng/phòng giao dịch xử lý các khoản nợ có vấn đề
- Lập báo cáo về rủi ro tắn dụng như báo báo trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng.
(Nguồn: Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Việc phân tắch đánh giá khách hàng để quyết định cấp tắn dụng cho khách hàng, hiện tại chi nhánh vừa sử dụng phương pháp định tắnh và phương pháp định lượng. Phương pháp định tắnh đó là nội dung tờ trình thẩm định khách hàng được thiết kế trên cơ sở mô hình 6C. Tờ trình thẩm định này của chi nhánh bao gồm thẩm định 6 nội dung về khách hàng là thẩm định tắnh pháp lý, thẩm định tình hoạt động sản xuất kinh doanh, thẩm định tình hình tài chắnh, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định về dòng tiền của khách hàng. Sau khi cấp tắn dụng, CBTD phải kiểm tra kiểm soát khách hàng, định kỳ kiểm tra phải lập thành văn bản.
Phương pháp định lượng đó là hệ thống XHTD nội bộ tuy nhiên hiện nay chi nhánh mới chỉ coi đây là một công cụ tham khảo, chưa thực sự sử dụng nhiều kết quả chấm điểm của hệ thống XHTD để quyết định cấp tắn dụng cho khách hàng. Hiện nay, chi nhánh mới sử dụng hạng khách hàng để quyết định cấp tắn dụng hay không, nếu cấp thì cấp tắn dụng có TSBĐ hay cấp tắn dụng không có TSBĐ.
Bảng 2.9: Mối quan hệ hạng khách hàng và quyết định cấp tắn dụng tại Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu Cấp tắn dụng Cấp tắn dụng không có TSBĐ Cấp tắn dụng có TSBĐ Không cấp tắn dụng
Hạng khách hàng Từ A trở lên Từ BB trở lên Từ B trở xuống
(Nguồn: Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Việc xếp hạng KHDN của Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu căn cứ vào:
- Khách hàng mới hay cũ, trong đó khách hàng mới là khách hàng chưa từng có quan hệ tắn dụng tại Vietinbank. Chỉ tiêu này ảnh hưởng tỷ trọng từng chỉ tiêu thành phần trong bộ chỉ tiêu phi tài chắnh.
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hiện tại chia làm 34 ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Với từng ngành nghề sẽ có một bộ chỉ tiêu tài chắnh, phi tài chắnh riêng.
- Quy mô khách hàng: lớn, vừa, nhỏ. Quy mô sẽ chỉ ảnh hưởng tới nhóm chỉ tiêu tài chắnh.
- Hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác. Chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tới tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu cấu thành điểm cho khách hàng.
- Chất lượng BCTC có kiểm toán hay không sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu giữa điểm tài chắnh và điểm phi tài chắnh.
Như vậy đối với một KHDN sẽ có 3 x 34 = 102 bộ chỉ tiêu tài chắnh, 34 bộ chỉ tiêu phi tài chắnh. Đối với từng loại sở hữu, KH mới hãy cũ, chất lượng BCTC có tỷ trọng điểm về từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu khác nhau =>Bộ chỉ tiêu áp dụng cho KHDN tương đối phong phú.
Việc xếp hạng KHCN/hộ, bộ chỉ tiêu chỉ căn cứ vào loại khách hàng mới hay cũ mà tỷ trọng các chỉ tiêu sẽ thay đổi, với khách hàng mới, nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng sẽ giảm tỷ trọng, phân bổ phần tỷ trọng giảm đó vào các nhóm chỉ tiêu khác. Như vậy bộ chỉ tiêu đối với nhóm khách hàng này tương đối đơn giản chưa đánh giá được nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng vắ dụ như: tắnh ổn định của nguồn thu nhập để trả nợ, mục đắch vay vốn, sản phẩm vay,Ầ Vì với vay cầm cố GTCG sẽ ắt rủi ro hơn so với vay kinh doanh BĐS, nguồn thu nhập trả nợ từ lương sẽ ổn định hơn nguồn thu nhập từ kinh doanh,Ầ
trong phần quyết định hạng của khách hàng trong khi đây là nguồn thu thứ 2 để thu hồi nợ.
Vietinbank nói chung và chi nhánh nói riêng mới chỉ dừng lại việc sử dụng kết quả xếp hạng của khách hàng cho việc quyết định cấp tắn dụng hay không mà chưa sử dụng vào được việc đo lường rủi ro tắn dụng. Tuy nhiên, đây là một trong các yếu tố quan trọng để ngân hàng sau này có thể thiết kế đo lường rủi ro tắn dụng theo Basel II.
Hiện tại, toàn bộ 900 khách hàng của chi nhánh đều thực hiện chấm điểm và phân loại khách hàng. 70% khách hàng xếp hạng từ A trở lên, 30% hạng khách hàng là BBB, BB, chi nhánh không thực hiện cấp tắn dụng với khách hàng có hạng B trở xuống.
.III.4. Kiểm soát rủi ro tắn dụng
Vietinbank có quy trình riêng về nội dung kiểm tra kiểm soát sau cho vay nhằm giảm thiểu RRTD khi cấp tắn dụng cho khách hàng và chi nhánh thực hiện theo quy trình này.
- Đánh giá và theo dơi mục đắch sử dụng vốn vay: việc theo dõi mục đắch sử
dụng vốn vay ngoài kiểm soát mục đắch vay của khách hàng nó còn có ý nghĩa trong việc khách hàng tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. Với cho vay SXKD ngân hàng tài trợ cho khách hàng mua lô hàng, KH sẽ lấy nguồn thu từ việc bán lô hàng đó để thanh toán cho ngân hàng tuy nhiên nếu không kiểm soát được mục đắch vay vốn, KH lấy số tiền đó đầu tư vào BĐS khi thị trường BĐS đóng băng như hiện nay khoản vay đến hạn không được thanh toán, làm gia tăng nợ quá hạn. Vì vậy, chi nhánh tăng cường kiểm tra mục đắch sử dụng vốn vay đối với:
Giải ngân tiền mặt, kiểm tra mục đắch sử dụng vốn vay trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân;
Giải ngân chuyển khoản, kiểm tra mục đắch sử dụng vốn vay trong vòng 1 tháng kể từ ngày giải ngân;
Dự án, định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra tình hình thực hiện dự án.
hiện LC và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Căn cứ vào từng loại bảo lãnh, LC mà chi nhánh quy định cụ thể. Như vậy, chi nhánh kiểm soát chặt chẽ mục đắch cấp tắn dụng và hơn so với các TCTD khác đó là thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện LC và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Ít ngân hàng quy định kiểm tra nội dung này, tuy nhiên việc ngân hàng bị thanh toán bắt buộc đối với bảo lãnh và LC ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển nhóm nợ của khách hàn, do đó kiểm soát kỹ nội dung này là hợp lư. Nhiều KH sau khi mua về sử dụng luôn lô hàng mà chi nhánh tài trợ và việc giải ngân tiền mặt tương đối rủi ro do đó với thời gian kiểm tra mục đắch sử dụng vốn vay trong trường hợp giải ngân tiền mặt, chuyển khoản là hơi dài, khiến một số trường hợp chi nhánh không thể kiểm tra mục đắch sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chắnh của khách hàng: theo
quy định, định kỳ 6 tháng/lần chi nhánh phải kiểm tra tình hình tài chắnh, hoạt động SXKD của KHDN để từ đó có đề xuất tắn dụng phù hợp với khách hàng. Trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, việc yêu cầu định kỳ 6 tháng/lần là tương đối dài, trong vòng 6 tháng đủ để nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, di chuyển địa điểm kinh doanh,Ầ Ngoài ra, nguồn thu nhập của KHCN ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng thì chi nhánh chưa quy định cụ thể việc định