Trong hoạt động tắn dụng, 2 tỷ lệ này được ban điều hành quan tâm nhiều nhất vì đây là 2 chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lượng tắn dụng của chi nhánh. Trước năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh gần như không có, số tiền thu hồi từ xử lý rủi ro cũng không nhiều, điều này chứng tỏ chất lượng tắn dụng của chi nhánh tương đối tốt. Tuy nhiên, thời gian vừa qua kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường bất động sản, chứng khoán trong nước đóng băng dẫn, các doanh nghiệp không bán được hàng, không thu hồi được khoản phải thu,Ầ làm cho khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút mạnh.
Đầu năm 2013, chi nhánh chuyển đổi sang mô hình tắn dụng mới, xây dựng thêm phòng thẩm định và QLRR tại chi nhánh để thẩm định độc lập và thực hiện thu hồi, xử lý rủi ro vì vậy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh được kiểm soát tốt hơn một số TCTD khác. Nhiều trường hợp, phòng thẩm định và quản lý rủi ro đã phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo của khách hàng để từ đó đề xuất ban lãnh đạo chi nhánh từ chối cấp tắn dụng. Vai trò của phòng thẩm định và QLRR tại chi nhánh ngày càng được nâng cao và thể hiện rõ hơn trong hoạt động kinh doanh.
Thời gian trước năm 2013, chi nhánh lại tăng trưởng tắn dụng mạnh vì vậy năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn tăng. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chỉ đạt 1,9% và kể cả nợ đã xử lý RRTD thì tỷ lệ này lên 2,9% vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu 3% theo quy định của NHNN. Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ 765 1.174 2.097 2.399 Nợ nhóm 1 765 1.174 2.097 2.353 Nợ nhóm 2 0 0 0,1 1 Nợ xấu 0 - - 45 Thu xử lý RRTD 3,5 3 15 24,2 Tỷ lệ nợ xấu 0,0% 0,0% 0,0% 1,9% (Nợ xấu + thu xử lý RRTD)/dư nợ 0,5% 0,3% 0,7% 2,9%
(Nguồn Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Chi nhánh đạt được kết quả này một phần từ việc chuyển đổi mô hình. Việc tách chức năng tìm kiếm, chăm sóc khách hàng với chức năng thẩm định đã giúp chi nhánh giảm thiểu rủi ro tắn dụng. Chi nhánh có phòng quản lý rủi ro riêng sẽ tập trung thẩm định hạn mức tắn dụng, khoản vay để trình ban lãnh đạo thay vì cán bộ khách hàng trình như lúc trước, phòng QLRR độc lập trong công tác thẩm định khách hàng đồng thời việc chuyên môn hóa giúp cán bộ phòng QLRR có nhiều kinh nghiệm hơn cán bộ khách hàng trong việc thẩm định khách hàng vì vậy nhiều khách hàng rủi ro đã được dừng cấp tắn dụng. Ngoài ra, phòng QLRR này có 5 cán bộ thực hiện nghiệp vụ xử lý thu hồi nợ, vì vậy số tiền chi nhánh thu hồi nợ được nhiều hơn các năm trước.
.II.2. Tỷ lệ trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng
Năm 2011, dư nợ của chi nhánh tăng mạnh, trong năm này chi nhánh chưa phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu do đó số tiền trắch lập dự phòng năm 2011 của chi nhánh tăng mạnh so với năm 2010 chủ yếu do chi nhánh tăng quy mô tắn dụng từ đó tăng trắch lập dự phòng chung. Năm 2013, nợ xấu bắt đầu tăng mạnh do đó chi nhánh phải trắch lập dự phòng lên đến 12 tỷ đồng.
(Nguồn: Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Biểu đồ 2.2 Mức trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng của Vietinbank Ờ Nhị Chiểu
Chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và thực hiện trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng theo quy định hiện hành của NHNN và trụ sở chắnh Vietinbank. Hiện nay, chi nhánh thực hiện trắch lập dự phòng RRTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 493/1005/QĐ-NHNN. Theo đó, tỷ lệ dự phòng chung là 0,75% tổng dư nợ tại chi nhánh. Mức dự phòng cụ thể căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khoản vay theo nguyên tắc khoản vay càng rủi ro thì tỷ lệ trắch lập dự phòng càng cao, chi tiết như sau:
Bảng 2.4: Tỷ lệ trắch lập dự phòng cụ thể tại Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu
Tỷ lệ trắch lập dự phòng
cụ thể
Nhóm
nợ Thành phần chắnh nhóm nợ
0% 1 Các khoản nợ trong hạn/quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi.
Tỷ lệ trắch lập dự phòng cụ thể Nhóm nợ Thành phần chắnh nhóm nợ 5% 2
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 2 theo chỉ tiêu định tắnh
20% 3
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày - Các khoản nợ gia hạn thời hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản miễn/giảm nợ lãi do KH không đủ khả năng trả nợ đầy đủ lãi đúng hạn
- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 3 theo chỉ tiêu định tắnh
50% 4
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai - Các khoản nợ phân loại vào nhóm 4 theo chỉ tiêu định
tắnh
100% 5
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Tỷ lệ trắch lập dự phòng
cụ thể
Nhóm
nợ Thành phần chắnh nhóm nợ
- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 5 theo chỉ tiêu định tắnh
(Nguồn Vietinbank Ờ Quy định về phân loại nợ)
Như vậy, việc trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng của chi nhánh mới mang tắnh chất định tắnh. Việc này sẽ làm chất lượng tắn dụng của toàn chi nhánh không được đánh giá đồng đều vì phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân của từng cán bộ. Số tiền trắch lập dự phòng RRTD của chi nhánh hiện nay đảm bảo theo quy định trên. Vì khi tăng trắch lập dự phòng RRTD đồng nghĩa lợi nhuận của chi nhánh giảm, ảnh hưởng tới lợi nhuận theo kế hoạch của chi nhánh. Việc trắch lập dự phòng RRTD sẽ giúp chi nhánh tăng cao khả năng chống đỡ rủi ro, do đó chi nhánh nên phối hợp hiệu quả với trụ sở chắnh để chuyển trắch lập dự phòng RRTD theo định tắnh chuyển sang trắch lập dự phòng RRTD theo định lượng (hệ thống XHTD nội bộ).
Hiện nay, chi nhánh có áp dụng phần mềm XHTD nội bộ để phân loại khách hàng khi cấp tắn dụng và kiểm soát sau cho vay nhưng chưa sử dụng kết quả này để phân loại nợ. Hiện nay, các ngân hàng đều hướng tới sử dụng kết quả chấm điểm từ hệ thống XHTD nội bộ để phân loại nợ nhằm tăng cường chất lượng tắn dụng. Hệ thống XHTD nội bộ gồm nhiều bộ chỉ tiêu cho từng loại đối tượng khách hàng: KHCN, KHDN, doanh nghiệp mới thành lập , bộ chỉ tiêu cho sản phẩm đặc thù . Đối với KHDN , hệ thống này phân loại bộ chỉ tiêu theo loại h́ ình doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế, quy mô doanh nghiệp,Ầ từ đó bộ chỉ tiêu rất đa dạng. Nếu chi nhánh khai thác được tối đa tiện ắch của hệ thống XHTD nội bộ thì kết quả chấm điểm này sẽ phù hợp hơn trong việc đánh giá khách hàng từ đó giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tắn dụng. Đồng thời khi Vietinbank áp dụng hệ thống này để trắch lập dự phòng RRTD, chi nhánh sẽ không gặp khó khăn trong công tác này.
.II.3. Mức độ tập trung tắn dụng
Tập trung tắn dụng theo đối tượng khách hàng: Khách hàng tổ chức của chi nhánh là 100% KHDN, không có đơn vị sự nghiệp phải thu. Tỷ trọng cho vay KHCN của chi nhánh chiếm từ 24% năm 2010 lên 29% năm 2013. Chi nhánh có xu hướng gia tăng tỷ trọng cho vay KHCN vì theo định hướng chung của Vietinbank phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ, ngoài ra cho vay KHCN sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu RRTD tập trung vào một số khách hàng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng hàng không bán được, khoản phải thu không thu hồi được vì vậy chi nhánh định hướng tăng dư nợ cho vay KHCN trong thời kỳ này là phù hợp.
(Nguồn Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo tối tượng khách hàng tại Vietibank Ờ CN Nhị Chiểu
Tập trung tắn dụng theo ngành nghề kinh tế: Dư nợ cho vay kinh doanh BĐS, xây dựng của chi nhánh được duy trì tương đối cao 9% vào 31/12/2013, tỷ lên này đã có lúc lên 15% vào năm 2011, 2012. Hiện nay, thị trường BĐS gặp khó khăn do đó không ắt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã phải ngừng kinh doanh, giải thể,Ầ Do những năm 2011, 2012 chi nhánh tập trung cho vay đối tượng khách hàng này nhiều vì vậy chất lượng tắn dụng của chi nhánh có phần giảm hơn so với thời gian trước.
(Nguồn Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu
Tập trung tắn dụng theo kỳ hạn: Cho vay kỳ hạn ngắn ắt rủi ro hơn cho vay kỳ hạn dài đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó, không ắt ngân hàng đã phải cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, một số ngân hàng TMCP có thời kỳ ngừng cấp tắn dụng đối với cho vay TDH. Trước thực tế này, chi nhánh tăng cường cho vay ngắn hạn nên tỷ lệ cho vay ngắn hạn của chi nhánh đã tăng từ 55% năm 2010 lên 80% vào năm 2013.
Bảng 2.5: Dư nợ tắn dụng theo kỳ hạn tại Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tắn dụng 765 1.174 2.097 2.399
Ngắn hạn 421 672 1479 1.919
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn 55% 57% 71% 80%
(Nguồn Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu)
Tập trung tắn dụng theo khu vực địa lý: Do các PGD của chi nhánh cùng hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội vì vậy RRTD theo mức độ tập trung khu vực địa lý không cao, luận văn sẽ không phân tắch nội dung này tại chương 2.
Tập trung tắn dụng theo loại TSBĐ: Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc cấp tắn dụng có TSBĐ hay không trở thành yếu tố quan trọng trong việc cấp tắn dụng của ngân hàng. Trước thực tế này, chi nhánh xác định chỉ cấp tắn dụng
không có TSBĐ đối với khách hàng có tình hình hoạt động SXKD và tài chắnh ổn định, phát triển tốt, hạng khách hàng từ AA trở lên,Ầ Từ năm 2011 chi nhánh chủ trương hạn chế cho vay không có TSBĐ vì vậy tỷ lệ này của chi nhánh giảm xuống và hiện nay chi nhánh không còn dư nợ cho vay không có TSBĐ.
Bảng 2.6: Dư nợ tắn dụng theo TSBĐ tại Vietinbank Ờ CN Nhị Chiểu
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Cho vay không có TSBĐ 2,7% 0% 0% 0 %
Cho vay có TSBĐ 97,3% 100% 100% 100%
(Nguồn: Vietibank Ờ CN Nhị Chiểu)
III. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM Ờ CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU