Giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 56)

Có thể khẳng định rằng không một cây trồng nào có thể đạt được hiệu quả cao nếu không có vốn đầu tư, cây vải thiều cũng vậy, để phát triển tốt thì ta cần có những chính sách đầu tư hỗ trợ vốn cho sản xuất vải thiều.

- Về hỗ trợ vốn trong chăm sóc và đầu tư cho cây vải. Cho nông dân vay dài hạn với lãi suất thấp để cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

- Cần có các chính sách trợ giá về giống, vật tư các chi phí đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất.

50

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo vốn đầu tư cho sản xuất và chế biến sản phẩm vải thiều.

- Cần có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân trồng vải thiều để nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

4.5.2. Giải pháp về kỹ thuật

Đối với cây vải thì việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất cũng như trong chế biến là điều kiện kiên quyết để cây vải tăng trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cao. Do vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt và áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ cần phải được chú ý. Cụ thể là:

* Đối với sản xuất

- Do đặc điểm sinh trưởng, vải thiều là cây trồng lâu năm, nên nguồn sâu bệnh hại luôn tồn tại và tích luỹ trên đồi vải rất lớn, đồng thời thành phần sâu bệnh hại rất phong phú đa dạng. Vì vậy phải chú trọng khâu chăm sóc lộc vải sau khi tỉa cành để lộc vải sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sau khi tỉa cành phải tiến hành vệ sinh kịp thời, triệt để, thu gom tàn dư thân, cành, lá đem đốt hoặc tiêu huỷ, kết hợp diệt trừ cỏ dại.

- Những đồi vải nghèo dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm vô cơ không cân đối, tạo điều kiện cho lộc vải phát triển mạnh nhất đảm bảo cho sự ra hoa kết trái thuận lợi nhất.

- Thu hoạch theo đúng kỹ thuật: Không nên bẻ, cắt quá đau khiến cho vải không sinh trưởng như bình thường được.

- Chăm sóc cho đồi vải phát triển tốt bón phân đầy đủ bên cạnh đó là dọn sạch cỏ dại và xới xáo giúp hạn chế trứng sâu ẩn nấp ở dưới gốc vải.

- Hạn chế chăm sóc vải từ tháng dầu tháng 10 đến cuối tháng 11 dương lịch, dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế lộc đông như cuốc vùng quanh gốc và khoanh cành để đảm bảo cho cây được ra hoa được hiệu quả nhất.

- Đầu tư phương tiện kỹ thuật vật tư vào sản xuất để sản phẩm vải thiều trở thành hàng hóa đạt năng xuất và chất lượng cao.

51

- Trong trồng mới phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu như chọn đất, mật độ trồng, phân bón, san bằng đào hố...

- Cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc sử dụng cơ giới hoá.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng nông nghiệp nên tổ chức ít nhất 1-2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc vải thiều cho người dân. Đưa các biện pháp kỹ thuật sản xuất vải an toàn, vải đạt tiêu chuẩn VietGap vào trong sản xuất dần thay thế hẳn phương pháp sản xuất truyền thống lạc hậu.

- Áp dụng quy trình canh tác trên đất dốc vào sản xuất vải với cách thức này sẽ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, giữ tầng canh tác bảo vệ môi trường sinh thái.

* Đối với chế biến

- Xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả gần nơi sản xuất.

- Áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất dần thay thề các phương pháp kỹ thuật truyền thống lạc hậukhông mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

- Học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chế biến trong và ngoài nước để mang lại hiệu quả cao.

- Mở các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật thu hái, bảo quản sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

* Đối với tiêu thụ

- Xây dựng mối quan hệ giữa các thương nhân trong và ngoài nước với chính quyền địa phương, tạo mối liên hệ một cách chặt chẽ, bền vững, ổn định lâu dài để tạo lên một thị trường tiêu thụ tiềm năng, giúp cho khâu đầu ra không còn là vấn đề quan trọng đối với người dân để họ yên tâm đầu tư vào sản xuất.

- Liên kết với các thương nhân trong nước, nước ngoài và nhà máy chế biến hoa quả tạo nơi tiêu thụ ổn định, bền vững và lâu dài.

- Cần tập trung đưa các kỹ thuật hiện đại vào các khâu như: Bảo quản, đóng gói sản phẩm vải thiều trước khi đưa ra thị trường.

52

- Đối với việc xuất khẩu sản phẩm vải ngoài những giải pháp chung thì ngành vải cần có kế hoạch, chiến lược tổng thể lâu dài hướng tới xuất khẩu, tìm kiếm thị trường, bạn hàng, các đối tác nước ngoài tranh thủ mọi cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua các phương tiên thông tin đại chúng.

4.5.3. Giải pháp về chính sách

Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Các tiến bộ kinh tế về thuỷ lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất vải thiều.

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng vải thiều: Tỉnh cần đầu tư xây dựng cho vùng vải thiều các công trình giao thông, thuỷ lợi, đường điện...

- Chính sách thị trường: Tỉnh cần có phương hướng mở rộng thị trường hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là trong công tác marketing giới thiệu sản phẩm. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ cho người dân, tìm ra các nguồn nơi tiêu thụ ổn định để người dân yên tâm sản xuất.

- Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng vải thiều.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào chăm sóc và tiêu thụ vải thiều.

53

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là làm sao đạt được hiệu quả cao nhất, điều này cần tìm ra các giải pháp và đánh giá mọi hoạt động cụ thể. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự giúp đỡ của nhà trường và các ban ngành, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Dƣơng Xuân

Lâm, tôi đã hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”

Trong thời gian thực tập tôi rút ra một số kết luận sau:

Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Tân Hoa có lợi thế trong việc phát triển cây vải thiều, cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, của cán bộ KN, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua sản xuất vải của xã đã đạt được những kết quả nhất định:

Qua 3 năm 2012 - 2014, diện tích vải thiều của toàn xã đã tăng lên đáng kể, nếu như năm 2012 là 983,4 ha đến năm 2014 là 1.011,5ha, hiệu quả kinh tế do cây vải thiều đem lại cho hộ nông dân là khá cao, góp phần cải thiện thu nhập nâng cao đời sống người dân, nhận thấy được hiệu quả từ cây vải thiều đem lại nên ngày càng nhiều hộ dân đã đầu tư vào cây vải với quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho năng suất và chất lượng cao.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập trung giải quyết. Cụ thể:

- Về sản xuất: Sản xuất vải thiều ở xã Tân Hoa còn thiếu sự đầu tư về kỹ thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp.

- Về chế biến: Hiện tại trong xã vẫn chưa có nhà máy chế biến hoa quả, chưa nhiều phương thức chế biến vải thiều, chủ yếu là phương pháp sấy khô thủ công của các chủ lò sấy.

54

- Về thị trường tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm chưa có mẫu mã ổn định, công tác tổ chức tiêu thụ còn yếu kém, thị trường xuất khẩu chưa ổn định.

Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng vải thiều xã Tân Hoa trong những năm tới cần phải giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật trồng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh hơn nữa, dần đưa cây vải thiều trở thành cây ăn quả mũi nhọn kinh tế của xã.

5.2. Kiến nghị

* Đối với tỉnh:

- UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho quá trình phát triển của cây vải thiều cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến và tiêu thụ. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư.

- Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng vải thiều cụ thể như: Có chính sách trợ cấp 100% phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật và hỗ trợ cá tư liệu vật tư sản xuất cho người trồng vải thiều… đồng thời kéo dài thời gian vay tín dụng cho người trồng vải thiều phù hợp với chu kỳ trả nợ, như vậy người dân họ mới yên tâm đầu tư vào vải thiều.

* Đối với huyện:

- UBND huyện cần có những chính sách ưu đãi đối với người dân trồng vải thiều.

- Cần tăng cường công tác điều tra, quản lý thị trường chặt chẽ về thu mua vải thiều của người dân.

- Tu sửa cũng như nâng cấp đường giao thông dọc theo QL31 để việc vận chuyển vải của người dân và các thương nhân được thuân lợi.

- Có những chính sách, thủ tục ưu đãi tốt nhất cho các chủ thu mua, thương nhân trên địa bàn. Mở rộng thị trường tiêu thụ cho người dân.

55 * Đối với xã:

- Xã tiếp tục chỉ đạo khuyến khích hộ nông dân mở rộng diện tích trông vải thiều, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, hướng nhân dân vận dụng đúng các quy trình kỹ thuật mới vào trong sản xuất, thay đổi phuơng thức chăm sóc vải, khuyến khích vận dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tu sửa lại và mở rộng một số đoạn đường trong các thôn và đường lên đồi vải thiều.

- Sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng quả.

- UBND xã cần tổ chức thống kê các điểm cân vải ký cam kết cân đủ, cân đúng không trừ cân vải của người dân.

- Xã cần có những biện pháp chỉ đạo về trật tự an toàn giao thông, không để tình trạng tắc thường xuyên xảy ra gây cản trở đến việc vận chuyển vải của người dân ra thị trường.

- Xã cần chỉ đạo công tác tu sửa, hệ thống hóa đường giao thông dọc theo tuyến đường QL279 và QL31 để việc đi lại của người dân được tốt hơn trong mỗi mua thu hoạch vải.

- UBND xã cần có các chính sách, các chủ trương đặc biệt ưu đãi đối với người thu mua vải, đặc biệt là các thương nhân Trung Quốc và Miền Nam để họ yên tâm thu mua vải.

* Với các hộ nông dân:

- Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa về cây vải thiều.

- Mở rộng diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và đầu tư vào diện tích vải thiều.

- Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ thuật, kỹ thuật mới mà phòng khuyến nông huyện, tỉnh, Nhà nước đưa ra.

- Không ngừng cải tạo thâm canh diện tích vải thiều hiện có. Thực hiện khoanh cành vải vào đầu tháng 10 đến cuối tháng 11 để hạn chế ra lộc đông.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Cán bộ KN xã Tân Hoa (2014). Báo cáo kết quả, tình hình tiêu thụ vải của xã Tân Hoa năm 2014.

2. Đỗ Xuân Bình (2003). Điều tra xác định nguyên nhân và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhàm khắc phục hiện tượng ra hoa không ổn định hàng năm trên cây vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái nguyên.

3. UBND xã Tân Hoa (2012). Báo cáo kết quả sản xuất vải thiều của xã Tân Hoa.

4. UBND xã Tân Hoa (2013). Báo cáo kết quả sản xuất vải thiều của xã Tân Hoa.

5. UBND xã Tân Hoa (2014). Báo cáo kết quả sản xuất vải thiều của xã Tân Hoa.

6. UBND xã Tân Hoa (2012). Báo cáo tình hình thực hiện hiệm vụ kinh tế - xã hội của UBND xã năm 2012 - phương hướng nhiệm vụ mục tiêu và giải pháp tiếp tục thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.

7. UBND xã Tân Hoa (2013). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo điều hành của UBND năm 2013, phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014.

8. UBND xã Tân Hoa (2014). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo điều hành của UBND năm 2014, phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015.

9. Viện bảo vệ thực vật (2006). Tài liệu tập huấn sâu bệnh hại vải và biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Viện nghiên cứu rau quả (2000). Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1998 - 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Vũ Công Hậu (1996). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

57

II. Internet

12. Cục xúc tiến thương mại (2014). Thị trường tiêu thụ và sản xuất vải quả thế giới năm 2014. Link: http://www.vietrade.gov.vn/rau-qu/4537-thi-truong-tieu-thu-va-

san-xuat-vai-qua-the-gioi-nam-2014-phan-1.html. (ngày truy cập 29/5/2015)

13. Hà Nguyễn. Báo thanh niên online (08/08/2014). Lo ế ẩm nhưng vải thiều vẫn bội thu. Link: http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/lo-e-am-nhung-vai-thieu-

van-boi-thu-444756.html (ngày truy cập29/52015).

14. Kết quả sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2012. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2013.

Link: http://bacgiangintrade.gov.vn/?menu=da&id=4813 (ngày truy cập 29/5/2015).

15. Sở công thương Bắc Giang (21/7/2014). Tổng kết mùa vụ vải thiều năm 2014.

Link: http://www.bacgiangintrade.gov.vn/?menu=da&id=5258(ngày truy cập 29/5/2015).

16. Tin vải thiều Hội nghi ̣ tổng kết tiêu thu ̣ vải thiều năm 2014 ( 05/8/2014). Link: http://www.bacgiangintrade.gov.vn/?menu=da&id=5293 (ngày truy cập

58

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Điều tra viên: Dương Văn Tưởng

I. Thông tin chung nông hộ

1.Họ và tên người được phỏng vấn:………... 2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi:…………..4. Trình độ học vấn:……….5. Dântộc:………. 6. Tổng số nhân khẩu:……….(người)

7. Số lao động chính:………nam………nữ……… 8. Địa chỉ: Thôn………... xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang

II. Thông tin chi tiết về trồng và tiêu thụ vải thiều

1. Diện tích đất sản xuất của gia đình?

Loại đất Diện tích (Sào - m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)