Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 43)

4.2.2.1. Về diện tích

Do sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đai, với diện tổng diện tích đất tự nhiên là 2.014,89 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 1.850,3 ha. Cùng với thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng đã đưa diện tích vải thiều toàn xã năm 2014 tăng lên 790,89 ha. Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của xã Tân Hoa trước hết ta đi đánh giá thực trạng về diện tích cây vải thiều của xã trong 3 năm. Vì diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất vải thiều. Để đánh giá được điều đó ta đi xét bảng sau:

Bảng 4.7: Diện tích trồng vải thiều của xã Tân Hoa qua 3 năm 2012-2014

ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 2.014,89 2.014,89 2.014,89 100,00 100,00 100,00 Diện tích đất vải thiều 783,40 786,70 790,89 100,42 100,53 100,50

(Nguồn: UBND xã Tân Hoa, năm 2015)

Từ bảng 4.6 ta thấy diện tích vải thiều toàn xã qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2012 là 783,4 ha, năm 2013 tăng hơn năm 2012 là 3,3 ha tức là tăng 0,42%. Năm 2014 tăng hơn 2013 là 4,19 ha tức là tăng 0,53%. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 0,96%.

37

Vậy diện tích vải thiều qua 3 năm đều tăng là do:

- Người dân xác địmh được rõ tầm quan trọng của cây vải thiều trong phát triển kinh tế gia đình.

- Các kỹ thuật, phương tiện kĩ thuật, công cụ lao động mới được áp dụng trong canh tác vải thiều ngày càng nhiều, người dân quan tâm đầu vào sản xuất để tạo ra năng xuất và chất lượng cao nhất.

- Thị trường tiêu thụ vải thiều mấy năm gần đây thuận lợi, giá cả ổn định nên người dân tập trung vào đầu tư trồng thêm diện tích mới để tăng sản lượng vải của gia đình, tạo thêm thu nhập.

4.2.2.2. Về năng suất, sản lượng

Đối với tình hình sản xuất kinh doanh vải thiều ngoài yếu tố diện tích còn yếu tố nữa để tính hiệu quả sản xuất vải thiều, đó là yếu tố năng suất, nó thể hiện ở trình độ thâm canh, đầu tư chăm sóc của người dân. Để nắm rõ năng suất, sản lượng vải thiều qua các năm của xã Tân Hoa ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.8: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng vải thiều của xã Tân Hoa trong 3 năm 2012- 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Diện tích ha 783,40 786,70 790,89 100,42 100,53 Năng suất Tấn/ha 8,30 7,23 8,60 87,10 118,90 Sản lượng Tấn 6.502,22 5.687,84 6.801,65 87,48 119,60

(Nguồn: UBND xã Tân Hoa, năm 2015)

Từ bảng 4.7 ta thấy diện tích năm 2012 là 783,40 ha. Năm 2013 diện tích là 786,70 ha tăng hơn so với năm 2012 là 3,3 ha tương ứng tăng 0,42%. Đến năm 2014 diện tích tăng nhanh từ 786,70 năm 2013 lên 790,89 ha năm 2014. Diện tích tăng là do nhân dân đã chú trọng đến việc mở rộng diện tích , chú trọng vào đầu tư sản xuất.

38

Đối với năng suất: Năm 2012 đạt 8,3 tấn/ha, đến năm 2013 giảmxuống 7,23 tấn/ha tức là giảm xuống 1,07 tấn/ha.Có sự giảm như vậy là do năm 2013 thời thiết thất thường, vải không ra hoa và đậu quả được lên năng suất cũng giảm xuống. Năm 2014 năng xuất tăng nhanh từ 7,23 tấn/ha năm 2013 lên 8,6 tấn/ha năm 2014 là do người dân chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới vào sản xuất và kinh doanh vải thiều.

Về sản lượng: Trong 3 năm gần đây bình quân sản lượng vải là tăng từ năm 2012 - 2014 là 299,434 tấn. Sản lượng vải thiều tăng như vậy là do vài năm trở lại đây giá cả và thị trường thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ.

Ta có thể thấy cây vải thiều trên điạ bàn xã Tân Hoa có thể cho năng suất và sản lượng cao hơn nữa nếu biết cách áp dụng đúng kỹ thuật vào sản xuất, và đâu tư nhiều hơn nữa cho cây vải thì chắc chắn năng suất và chất lượng sẽ ngày càng cao hơn, đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 43)