Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 30)

* Thông tin thứ cấp

Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê.

24

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải.

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu, bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn...

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn, tình hình sản xuất vải thiều, chi phí sản xuất vải thiều, thu nhập của người sản xuất vải thiều, tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất vải thiều, các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất vải thiều… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

- Chọn mẫu điều tra: Dựa trên số liệu thứ cấp lựa chọn 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc trưng của xã về trồng trọt: Thôn Vật Phú, Vặt Ngoài và Cầu Sài.

- Chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân trên một thôn, điều tra theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện là tất cả các hộ được điều tra phải tham gia vào sản xuất vải thiều và có số cây ≥100 cây trên địa bàn xã, tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/ 3 thôn.

- Ngoài ra nghiên còn sử dụng có phương pháp phân tích SWOT, thu thập thông tin, tiếp xúc trực tiếp với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.

25

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)