4.3.1.1. Nguồn nhân lực
Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động, và nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất vải thiều tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất vải thiều của người dân.
Bảng 4.9: Các thông tin cơ bản về số hộ điều tra tại xã Tân Hoa
Chỉ tiêu Thôn Số hộ ( hộ ) Tuổi TB của chủ hộ ( tuổi ) Nhân khẩu ( ngƣời ) Lao động chính ( lao động ) Nam Nữ Vật Phú 20 49,05 112 46 41 Vặt Ngoài 20 39,40 84 37 40 Cầu Sài 20 43,20 99 36 31 Trung bình 60 43,88 4,91 1,98 1,87
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)
Kết quả tổng hợp cho thấy, trong 60 hộ điều tra độ tuổi trung bình của chủ hộ là 43,88 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn và có kinh nghiệm sản xuất nhất định. Các hộ điều tra đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng vải. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh doanh vải thiều trong mỗi hộ gia đình.
Bình quân số nhân khẩu của mỗi hộ là 4,91 người/hộ. Trong đó, bình quân số lao động chính có 3,85 lao động/hộ, trong đó số lao động na chiếm 1,98, số lao động nữ chiếm 1,83 điều đó cho thấy số lao động nam va nữ của các hộ điều tra là tương đói cân bằng. Như vậy, ta thấy ngồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra
41
là tương đối nhiều so với số nhân khẩu bình quân của các hộ điều tra, với số lao động mhư vậy góp phần tích cực trong việc trồng và chăm sóc cây vải với năng suất và chất lượng cao nhất, góp phần vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình.
4.3.1.2. Nguồn đất sản xuất của các hộ điều tra
Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực trung du miền núi và thuần nông là chính như xã Tân Hoa, thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp, mà cây trồng chủ yếu ở địa phương là cây vải, cây vải là cây chủ lực. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ gia đình điều tra được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.10: Diện tích đất trồng vải thiều của các hộ điều tra
Thôn ĐVT Tổng diện tích đất Tổng diện tích vải thiều
Vật Phú m² 326.840 144.000
Vặt Ngoài m² 295.690 107.120
Cầu Sài m² 287.960 102.300
Tổng m² 910.490 353.420
Cơ cấu % 100 38,8
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)
Từ bảng 4.11 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng vải thiều của các hộ tại địa bàn nghiên cứu là 353.420 m² tức chiếm 38,8% tổng diện tích đất của các hộ điều tra, tổn diện tích đất của hộ gồm đát nông nghiệp, lâm nghiệp và một số cây ăn quả khác. điều này cho thấy quy mô trồng vải thiều của các hộ tương đối lớn, diện tích tròng vải thiều chiếm gần một nửa diện tích đất sản xuất của các hộ.