Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tăng cường sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trang 53)

CHDCND LÀO ĐẾN NĂM

3.2.3.Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tăng cường sự quản lý của Nhà nước

Nhà nước

Trong bối cảnh nước Lào hiện nay, việc thu hút vốn ĐTNN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Lào, là nhân tố rất cơ bản có thể tạo ra bước phát triển đột phá trong những năm tới. Thực tế, nguồn tài thiên nhiên của Lào rất phong phú và đa dạng, nhưng Lào lại thiếu vốn, lực lượng lao động có kỹ năng và trình độ quản lý tiên tiến, do đó chưa khai thác được nguồn tiềm năng và thế mạnh sẵn có của đất nước để tăng quy mô và tốc độ sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao.

Cần có sự thống nhất cao về sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của ĐTNN đối với sự nghiệp CNH để có hành động nhất quán ở các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần nhận thức khu vực ĐTNN là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và sẽ ngày càng phát triển cùng với tiến trình hội nhập của nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào bị hạn chế chủ yếu bởi thiếu lực lượng lao động tại chỗ có đào tạo, có kỹ năng; trong khi việc phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi thời gian tương đối dài. Để xử lý tình trạng bất cập này, trong thời gian đầu, giải pháp hợp lý có thể là sử dụng nguồn lao động nhập khẩu từ nước ngoài đi kèm với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lao động nước ngoài sẽ vừa tham gia phát triến kinh tế Lào, vừa hỗ trợ quá trình phát triển nguồn nhân lực của Lào.

Theo đã phát triển của nguồn nhân lực của Lào, số lao động nước ngoài sẽ giảm dần và số lao động có đào tạo của Lào sẽ dần dần thay thế.

Trong kế hoạch 5 năm 2011-2020, nghiên cứu triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp chủ yếu sau để phát triển khu vực kinh tế có vốn ĐTNN:

Triển khai nhanh chóng và nghiêm túc Luật ĐTNN vừa được Quốc hội khóa V sửa đổi, bổ sung. Đồng thời thường xuyên rà soát lại các cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư, thủ tục xin cấp phép và sau giấy phép … để kịp thời sửa đổi, bổ sung, làm cho môi trường đầu tư của Lào luôn luôn thông thoáng, hấp dẫn hơn các nước trong khu vực. Cải tiến và công khai hoá nhanh các quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản hoá thủ tục đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư.

Xây dựng các quy hoạch phát triển theo ngành nghề và vùng lãnh thổ, trong đó có khu vực thu hút ĐTNN, ví dụ thu hút ĐTNN vào lĩnh vực thuỷ điện, khai

khoáng, chế biến, chăn nuôi đại gia súc và các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Xây dựng danh mục các dự án cần thu hút ĐTNN cho từng thời kỳ 5 năm để kêu gọi ĐTNN. Tổ chức các đoàn đi xúc tiến ĐTNN tại các nước có tiềm năng. Một số tỉnh, thành phố lớn cần tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu danh mục dự án kêu gọi vốn ĐTNN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và ưu đãi của địa phương trong khung chung của cả nước.

Ban hành các quy định chặt chẽ để quản lý người nước ngoài đến lao động tại Lào; chỉ cho phép người lao động nước ngoài lao động có thời hạn tại Lào căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án ĐTNN và phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động địa phương thay thế của Lào. Vấn đề lao động nước ngoài vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được coi là yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

Hiện nay, các nhà ĐTNN đều tìm kiếm những nơi có nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo tốt. Song để cho nguồn nhân lực này có sức hấp dẫn các nhà đầu tư hơn thì cần phải có một số chính sách thích hợp.

Yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật liên quan đến ĐTNN là đầy đủ và đồng bộ. Vì vậy, việc đào tạo công nhân kỹ thuật phải được tiến hành rất khẩn trương, với nhiều hình thức đa dạng (ngắn hạn, dài hạn, trong nước, nước ngoài, kèm cặp tại các doanh nghiệp …) và nhiều nguồn vốn đào tạo khác nhau. Đây là vấn đề cốt lõi, quan trọng và cấp bách.

Phải đặc biệt chủ yếu đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Lào trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Các vấn đề cần tập trung giải quyết trước mắt : Tổ chức đào tạo chính quy và thường xuyên tập huấn cán bộ. Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo các chương trình phù hợp nhu cầu.

Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo dạy nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật. Có chính sách yêu cầu công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lý địa phương.

Có chính sách đón đầu trong giáo dục, đào tạo nhân lực. Xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề mà trước hết là phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Nờn trớnh một khoản ngân sách dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động làm việc trong các liên doanh.

Bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp FDI.

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tầm hiểu biết về pháp luật, chính sách, chuyên môn, ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ làm việc với nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh trưởng các tỉnh, thành phố cần tổ chức các cuộc giao lưu theo địa kỳ với các nhà tài trợ, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, lắng nghe ý kiến đóng góp về việc cải thiện môi trường đầu tư của Lào, về các vướng mắc của các doanh nghiệp cần kịp thời tháo gỡ để nhanh chóng bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh.

Chính phủ thường xuyên theo dõi, đánh giá công việc làm ăn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời, kể cả việc đề nghị cấp các Huân chương cao quý của Lào.

Tiếp tục cải tiến và công khai hoỏ cỏc quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản hoá thủ tục đầu tư. Rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư.

Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Cần đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp.

Chính phủ Lào cần phải có những hình thức khác nhau để đẩy mạnh vận động đầu tư, các nhà tài trợ, các cuộc họp mặt, tiếp xúc với các nhà đầu tư họp báo, mở các đường dây nóng, tăng cường hoạt động ngoại giao, quảng cáo để thu hút các nhà đầu tư.

Tăng cường nghiên cứu tình hình kinh tế, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn, các công ty lớn để có chính sách thu hút phù hợp. Hoàn thiện hệ thống thông tin, cung cấp một cách đầy đủ các thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu và các chính sách cho ĐTNN của Lào. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang Web về ĐTNN để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách, luật đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công. Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư và thủ tục cấp phép đầu tư, nhất là giỏ thuờ đất, cước phí các loại dịch vụ vận tải, bưu chính

viễn thông và giỏ cỏc loại dịch vụ khác để tạo tính hấp dẫn mới cho môi trường đầu tư của Lào.

Triển khai nghiên cứu để khẩn trương bổ sung chính sách đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Lào, giải toả ách tắc nhằm tiếp tục triển khai các dự án đã được cấp giấy phép và tăng nhanh các dự án đăng ký mới.

Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất danh mục các dự án cần thu hút vốn ĐTNN để có thể xây dựng được bản danh mục kêu gọi vốn ĐTNN trong 5 – 10 năm tới, từ đó công bố rộng rãi cho các nhà ĐTNN biết.

Cần phải phân cấp quản lú đối với FDI một cách hợp lý : Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế điều hành tập trung thống nhất và kiên quyết của chính phủ. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước. Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, tránh hình sự hoỏ cỏc quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng các chế tài đối với các sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp.

Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt để thu hút vốn ĐTNN cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế, xu hướng của thế giới nhằm đưa ra được một hệ thống các giải pháp phù hợp để khai thác các nguồn vốn rất quan trọng này phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nhà nước cần tiếp tục đơn giản hoỏ cỏc thủ tục đầu tư nhằm giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư. Ngoài ra các cơ quan quản lý về FDI và các địa phương, các bộ ngành hữu quan định kỳ gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để hướng dẫn về luật pháp chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh, bổ sung các chính sách biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trang 53)