Thực trạng thu hút FDI theo cấp phép đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trang 25)

TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.2.1. Thực trạng thu hút FDI theo cấp phép đầu tư

Trong chiến lược đầu tư của mình các nhà đầu tư thường có xu hướng tìm tới những nước có điều kiện tốt nhất đối với công việc kinh doanh của mình như điều kiện kinh tế, chính trị và hệ thống pháp luật ra làm sao. Hàng loạt câu hỏi đó đặt ra của các nhà đầu tư đòi hỏi các nước muốn tiếp nhận và thu hút nguồn vốn này phải đưa ra những điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư, cho họ thấy ra được những lợi ích khi quyết định tham gia đầu tư ở nước mình. Ngoài ra môi trường cũng có tác động không nhỏ tới công việc kinh doanh của các nhà đầu tư vì cũng như hầu hết các hoạt động đầu tư khác nó mang tính chất đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế nói chung, do vậy nó chịu tác động của các quy luật kinh tế nói chung và

những ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội, các chính sách có liên quan, hệ thống cơ sở hạ tõờ̀ng….

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI, vì hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu sẽ làm cho môi trường kinh doanh thuận lợi, định hưỡng và hỗ trợ cho các nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là:

Môi trường cạnh tranh lạnh mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm.

Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, hôi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.

Quy định về thuế, giá, thời hạn thuế đṍt…Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỳ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận ca ovà việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN.

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực và bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức. Việc quản lý các dự án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

Sau khi Đảng và nhà nước Lào thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, nhiều dự án đầu tư của nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư và đi vào hoạt động. Theo số liệu báo cáo, đầu tư trực tiếp từ Việt nam vào Lào có 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 8,660,363 USD; năm 2004 có 19 dự án với tổng vốn đầu tư là 63,277,801 USD; năm 2005 có 23 dự án với tổng vốn đầu tư là 43,266,879 USD; năm 2006 có 23 dự án với tổng vốn đầu tư là 261,176,139 USD; năm 2007 có 35 dự án với tổng vốn đầu tư là 155,913,820 USD; năm 2008 có 39 dự án với tổng vốn đầu tư là 149,425,319 USD; năm 2009 có 48 dự án với tổng vốn đầu tư là 1,421,214,766 USD.Tổng số dự án từ năm 2000- 2009 có 211 dự án tương đương với 2,163,124,657 USD tổng vốn đầu tư. Ta có bảng sau:

Bảng 2.3. Số dự án và vốn FDI từ năm 2003-2009

( Đơn vị: USD)

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư

2003 9 8,660,363 2004 19 63,277,801 2005 23 43,266,879 2006 23 261,176,139 2007 35 155,913,820 2008 39 149,425,319 2009 48 1,421,214,766 2000- 2009 211 2,163,124,657

( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch và đầu tư của Lào)

Dựa vào các nguồn số kiệu thu thập được ta thấy các dự án chủ yếu đầu tư vào các ngành mũi nhọn như khai khoáng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may và các ngành xây dựng với số lượng đàu tư cao. Công ty TNHH phát triển khoáng sản Hoàng Phỏt đó đầu tư vào việc tìm kiếm và thăm dò quặng đồng với tổng vốn đâu tư lên tới 3,125,000USD; Công ty TNHH phát triển khoáng sản Car Vigo Mương Hôm đầu tư vào dự án tìm kiếm và khảo sát mỏ đông với tổng vốn đầu tư là 20,00,000 USD.; Công ty TNHH Starr Telecom đầu tư vào dự án Dịch vụ bưu chính viễn thông với tổng số vốn lên tới 80,000,000 USD và một số dự án của các công ty như Vientiane Long thanh golf anh real estate co..,LTD… lên tới hàng tỉ USD và nhiều hoạt động đầu tư khác với con số triệu USD ( Phụ lục 3).

Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào CHDCND Lào đang diễn biên tích cực theo xu hướng phục hồi và tăng dần theo từng năm nhưng tới năm 2008 số lượng dự án giảm sút về số lượng dự án cũng như quy mô. Tuy nhiên nếu nhìn tổng quan lại ta thấy số lượng dự án của Việt Nam tương đối lớn với tổng vốn cao

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w