Miễn trừ tài phán hình sự

Một phần của tài liệu quyền ưu đãi, miễn trừ của viên chức ngoại giao theo công ước vienna 1961 (Trang 44)

Cũng nhưñặc quyền ưu ñãi bất khả xâm phạm, miễn trừ ngoại giao là quyền

ñược hậu ñãi quan trọng, cần thiết ñối với viên chức ngoại giao. Các ñặc quyền này mở rộng, thu hẹp hay hạn chế là tùy thuộc vào tình hình, ñặc ñiểm cụ thể của mỗi nước. Các quốc gia nhận ñại diện phải tạo ñiều kiện thuận lợi ñể viên chức ngoại giao thực hiện tốt chức năng của mình cũng như việc hưởng ñặc quyền miễn trừ nói chung và quyền miễn trừ xét xử nói riêng trước pháp luật. Công ước Vienna về

quan hệ ngoại giao 1961, quy ñịnh về quyền miễn trừ xét xử hình sự, dân sựñểñảm bảo chức năng ñại diện của viên chức ngoại giao thực hiện một cách ñộc lập và tự

do.

Trong thực tiễn và một số văn bản pháp luật, miễn trừ xét xử hình sự ñược thừa nhận ñược áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau: “xá miễn”, “tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn hết cả tội”, v.v… Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể về

miễn trừ mà chỉ liệt kê ra những hành vi ñược miễn trừ và những ñiều kiện ñể miễn trừ một cách cụ thể. Miễn trừ xét xử hình sự ngoại giao là một chếñịnh quan trọng, thể hiện ñược chính sách khoan hồng, ñể viên chức ngoại giao có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Theo ðiều 31, viên chức ngoại giao ñược hưởng quyền miễn trừ xét xử: không bị bắt, không bị truy tố, không bị giam, không bị xét xử và không bị ra tòa làm chứng khi ñi làm nhiệm vụ ở nước tiếp nhận một cách tuyệt ñối. Khi họ phạm tội, họ vẫn bị xét xử tại tòa án nước cử ñại diện, bị pháp luật nước cử trừng trị. Nước nhận ñại diện sẽ thông báo cho nước cử về tội danh của họ, nước cửñại diện sẽ triệu họ về nước và xét xử.

Viên chức ngoại giao không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Việc cung cấp cấp chứng cứ phải tự nguyện, khi nước nhận ñại diện yêu cầu họ cung cấp chứng cứ

thì không ñược cưỡng ép và không có quyền dùng biện pháp chế tài ñể bắt họ phải làm chứng. Họ không thể bị bắt giữ ngay cả khi họñã phạm tội. Những người ñược miễn trừ hình sự không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ như một nhân chứng. Khi viên chức lãnh sự từ chối việc cung cấp chứng cứ thì không có một ai có thể bắt buộc họ phải ñứng ra thực hiện việc ñó vì họñã ñược hưởng quyền miễn trừ xét xử. Việc cung cấp chứng cứ cũng có khi ñược thực hiện, nếu viên chức ngoại giao tự

nguyện, với hình thức và phương tiện thực hiện là do họ tự chọn. Tương tự, theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Khoản 1 – ðiều 12, Pháp lệnh về quyền ưu ñãi và miễn trừ 1993, thì viên chức ngoại giao: “…ñược hưởng quyền miễn trừ xét xử về

hình sự tại Việt Nam.”

Trong trường hợp viên chức ngoại giao mang quốc tịch của nước tiếp nhận hoặc có nơi thường trú ởñó, thì viên chức ngoại giao chỉñược hưởng quyền miễn trừ về tài phán và quyền bất khả xâm phạm trong khi thực hiện chức năng của mình, trừ khi ñược nước nhận ñại diện cho phép hưởng thêm quyền ưu ñãi và miễn trừ

(ðiều 38 – Khoản 1, Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao 1961). Có thể hiểu rằng, nước tiếp nhận khi thực hiện quyền xét xử như thế nào ñó mà phù hợp với việc thực hiện chức năng của viên chức ngoại giao. Viên chức ngoại giao hưởng quyền miễn trừ phải tôn trọng luật pháp và các quy ñịnh của nước sở tại. Miễn trừ

không phải là một giấy phép ñể phạm tội.

Một phần của tài liệu quyền ưu đãi, miễn trừ của viên chức ngoại giao theo công ước vienna 1961 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)