Hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp do nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập, do đó phòng ngừa rủi ro tín dụng là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong thời gian tới. Để nâng cao chất lƣợng công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng thực hiện các giải pháp sau:
+ Thực hiện nghiêm túc quy định về rủi ro tín dụng, quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng đảm bảo tất cả các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng và cán bộ thực hiện hoạt động kinh doanh có rủi ro tín dụng đều nắm hiểu các rủi ro liên quan có thể xảy ra,biện pháp phòng ngừa và cách xử lý.
+ Nâng cao chất lƣợng cán bộ Phòng Quản lý rủi ro, đặt biệt là cán bộ tín dụng. Thực hiện thƣờng xuyên có chất lƣợng công cụ quản lý tín dụng đã triển khai tại Ngân hàng. Bộ phận giám sát tín dụng giám sát chặt chẽ việc thực hiện công cụ quản lý tín dụng, bảo đảm tất cả các bộ phận và cán bộ có thẩm quyền có đủ thông tin về rủi ro cho quá trình ra quyết định.
+Trong việc nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng thì việc nâng cao tính chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng cũng không kém phần quan trọng. Mỗi cán bộ tín dụng chuyên trách một mảng tín dụng, một cán bộ tín dụng không nên kiêm quá nhiều việc, chẳng hạn nhƣ có cán bộ tín dụng chuyên cho vay hộ gia đình cá nhân, ngƣời chuyên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngƣời chuyên cho vay nông nghiệp….Ngoài ra ngân hàng cũng cần cân đối số lƣợng hồ sơ tín dụng mà mỗi cán bộ tín dụng phụ trách, vì nếu một cán bộ tín dụng quản lý quá nhiều bộ hồ sơ thì sẽ không đủ khả năng theo dõi các khoản vay một cách chặt chẽ trong suốt quá trình cho vay, do đó họ không thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu của một khoản vay có vấn đề dẫn đến không có biện pháp kịp thời và rủi ro tín dụng tất yếu xảy ra.
+Ngân hàng cần tăng cƣờng đoàn kết phối hợp thực hiện công tác với
các ban ngành nhƣ: UBND huyện, phòng kế hoạch đầu tƣ, trạm khuyến nông, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các tổ chức đoàn, công đoàn trong huyện. Sự hợp tác này có tác dụng giúp cho ngân hàng kịp thời nắm bắt đuợc nhu cầu vay vốn của khách hàng để nhanh chóng đƣa đồng vốn của mình vào đầu tƣ những ngành lĩnh vực kinh tế cần thiết trong xã hội. Hơn nữa, ngân hàng có thể hỗ trợ về kỹ thuật trình độ công nghệ, tham gia góp ý tƣ vấn khách hàng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình nhằm hƣớng khách hàng đến mục tiêu chung là phát triển kinh tế địa phƣơng, song song với phát triển kinh tế gia đình.
+Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách
hàng từ khi vay đến khi thu đƣợc nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng mới nắm bắt đƣợc những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tƣ vấn khách hàng vƣợt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm bắt đƣợc tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay nhƣ sản xuất không ổn định, thua lỗ, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dƣ nợ đối với khách hàng này.
Tránh tập trung cho vay vào một số khách hàng hay một vùng nào đó, nếu cáo đối tƣợng này gặp khó khăn thì Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn.
Ngân hàng cần tăng cƣờng đoàn kết phối hợp thực hiện công tác với toà án, chính quyền địa phƣơng để tiến hành khởi kiện ra tòa đối với những khánh hàng có nợ quá hạn mà không chịu trả nợ do hành vi lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, bằng biện pháp phát mãi tài sản thế chấp, tài sản cầm cố.
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ