nhiên khu vực.
3.3.1. Ảnh hưởng trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng
Kết quả khảo sát địa hình khu vực dự án cho thấy tuyến chủ yếu đi qua vùng địa hình đồi núi, một số tuyến qua khu vực đồng bằng.
Hoạt động giải phóng mặt bằng gồm các công đoạn như thu hồi đất để thi công Dự án, phá dỡ, di dời các công trình xây dựng trong phần diện tích tuyến đường chiếm dụng đất.
Nhà dân phải phá dỡ: số lượng khoảng hơn 20 nhà, kết cấu nhà cấp 4 chiếm 90%, còn lại là nhà tạm và nhà tầng; ước tính khối lượng phá dỡ khoảng trên 500m3 chất thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Bảng 3.5: Khối lượng diện tích giải phóng mặt bằng
Hạng mục Đơn vị Khối lượng
Diện tích đất chiếm dụng thêm
Đất nông nghiệp, lâm nghiệp m2 203.010
Đất ở nông thôn m2 14.400 Đền bù di dời nhà cửa Nhà ngói m2 1.117 Nhà mái bằng m2 130 Nhà 2 tầng m2 48 Phá tường rào cũ Md 557 Di dời cột điện 35Kv Cột 0 Di dời cột cao thế Cột 336
Di dời cột điện thoại Cột 84
Di dời cáp quang M 1.400
Bể cáp quang 1,5x1,5 m m2 137
Đền bù cây cối ha 10
( Nguồn: Bản thuyết minh dự án) 3.3.1.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn
Việc giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra trên suốt chiều dài tuyến và trong một khoảng thời gian rất ngắn, để chuẩn bị mặt bằng cho giai đoạn thi công.
Hoạt động thi công giải phóng mặt bằng gồm phá dỡ các công trình xây dựng trên đất dự án, san gạt mặt bằng. Các hoạt động này được thực hiện chủ yếu bằng thi công cơ giới như máy ủi, máy xúc và ô tô chở chất thải. Đây chính là các nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn như sau:
- Phạm vi chịu tác động bởi các hoạt động phá dỡ các công trình nhỏ trong GPMB là khu vực xung quanh các công trình bị phá dỡ và các máy thi công trong bán kính 15m dến 30m với hàm lượng bụi trung bình khoảng 0,4 mg/m3. Ở các vị trí có hàm lượng cao nhất là 0,8 mg/m3 tại vị trí bốc xúc chất thải phá dỡ lên phương tiện vận tải. So với QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 gia về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ bụi có thể vượt khoảng 1,3 đến 2,5 lần.
- Hàm lượng khí thải chủ yếu do các phương tiện vận chuyển, máy xúc; mật độ thiết bị thi công không lớn, không gian thi công rộng do đó lượng khí thải thải vào môi trường thấp và nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Tiếng ồn trong quá trình giải phóng mặt bằng phát sinh từ các phương tiện thi công như máy xúc, ô tô, mức ồn tại công trường có thể cao trên 75 dBA, so với QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn sẽ vượt quy chuẩn cho phép.
Nhìn chung, các tác động tới môi trường không khí ở khu vực GPMB được đánh giá là không đáng kể vì các lý do sau:
- Các phương tiện và thiết bị thi công cơ giới hoạt động không tập trung mà rải rác trên toàn tuyến dự án.
- Trong giai đoạn này số lượng lao động trên công trường không lớn, chủ yếu là các công nhân vận hành các xe, máy thi công và một số người thuộc chủ hộ có đất đai và nhà cửa bị phá dỡ, nên các tác dộng do bụi và khí thải tới môi trường xung quanh là không đáng kể.
3.3.1.2. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn trong giai đoạn GPMB
Dựa trên thực tế phạm vi GPMB của dự án, số lượng công trình phải phá dỡ không lớn và hầu hết là các công trình nhà ở dân dụng quy mô nhỏ, loại nhà cấp 4, nhà mái bằng với quy mô hộ gia đình. Lượng chất thải rắn phá dỡ phát sinh khoảng 500m3. Chất thải rắn trong quá trình giải phóng mặt bằng gồm đất, đá, vật liệu xây dựng từ công đoạn phá dỡ các công trình xây dựng trong phạm vi mặt bằng dự án ( gạch, đá, xi măng, sắt, thép, giấy, gỗ…).
Diện tích thực hiện dự án 31,741 ha đất có lớp thảm thực vật ( đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm); chất thải rắn ở công đoạn này là lớp thực vật phủ trên khu vực bóc đất đá và san nền gồm cây keo và các loại cây bụi, cỏ… Khối lượng ước tính khaongr 3kg/m2. Như vậy trên diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 khoảng 317.410 m2 khu vực có cây bụi, khối lượng rác loại này khoảng 952.230 kg ( tươi), với lượng chất thải này có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu không có biện pháp xử lý tốt.
Đối với chất thải rắn phá dỡ các công trình xây dựng sẽ được chuyển ra khỏi khu vực công trường tới các bãi thải của thành phố Uông Bí và huyện Đông Triều.
3.3.1.3. Nước thải trong giai đoạn giải phóng mặt bằng
Có hai loại nước bẩn có thể phát sinh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng cần được kiểm soát, đó là:
- Nước mưa lũ trên khu vực dự án:
+ Loại nước này có thể cuốn theo nhiều lại chất bẩn như bùn cát; thực vật và chất thải nguy hại ( dầu mỡ rơi vãi từ xe, máy thi công), tạo thành dòng nước bẩn, gây ô nhiễm môi trường nước mặt khu vực.
+ Tuy nhiên, do thời gian dải phóng mặt bằng trên từng đoạn tuyến không dài khoảng 2 tháng ( phụ thuộc vào kế hoạch bố trí vốn), nên có thể ưu tiên xếp kế hoạch giải phóng mặt bằng thực hiện vào đầu mùa khô để tránh tác động này. Ngoài ra cần có các biện pháp dự phòng khác để giảm thiểu ô nhiễm.
3.3.2. Ảnh hưởng trong giai đoạn xây dựng
Các hoạt động chính trong giai đoạn xây dựng:
- Hoạt động xây dựng đường: Đào, đắp nền đường, đổ bê tông mặt đường, xây dựng các công trình phụ trợ: dải phân cách, đèn, biển hiệu giao thông.
- Hoạt động xây dựng các cầu tràn, liên hợp.
- Hoạt động xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước: đào các đường cống, rãnh thoát nước…
- Vận chuyển vật liệu, đất đắp, đất thải, vật liệu xây dựng… - Hoạt động của các trạm trộn và đổ bê tông.
- Hoạt động đổ thải ( chất thải rắn từ công trường) - Hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường.
Các chất thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng của dự án được liệt kê như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Bảng 3.6: Các nguồn phát sinh chất thải giai đoạn xây dựng và các tác động tới môi trường
Hoạt động Các nguồn thải Chất thải Đối tượng bị tác động
Công tác chuẩn bị mặt bằng thi
công
Máy ủi, máy xúc, máy đào, ô tô tải, hoạt động xây dựng lán trại
Bụi, khí thải, chất thải rắn ( cây cối, hoa màu, vật liệu xây dựng phá bỏ…) Môi trường không khí, môi trường nước) Thi công đường Đắp nền đường: Ô tô tải vận chuyển và đổ đất đá, máy gạt, máy lu đầm nền đường Bụi, khí thải, ồn, nhiệt độ
Môi trường lao động và xung quanh
Vận hành trạm trộn bê tông; xe tải lớn chở và đổ bê tông
Khí thải ( từ xe, máy thi công); tiếng ồn Thi công cầu, cống Thi công cọc, ván thép bao quanh mố cầu; cọc ván thép phần còn lại
Tiếng ồn Môi trường lao động và không khí xung quanh Thi công móng cầu Tiếng ồn, chất
thải rắn ( đất,
bùn từ lỗ
khoan)
Môi trường lao động và môi trường đất Đào hố móng bằng máy kết hợp thủ công Tiếng ồn, khí thải, bụi, chất thải rắn ( đất, bùn từ hố móng Môi trường không khí, môi trường đất. - Đổ đá hộc: dùng ô tô tải vận chuyển và đổ đá.
- Rải đá dăm đệm, đập đầu cọc.
Bụi, ồn, khí thải từ đá, thiết bị thi công ( xe, máy)
Môi trường lao động, môi trường không khí xung quanh, tuyến đường từ các mỏ đá về công trình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
Hoạt động Các nguồn thải Chất thải Đối tượng bị tác động
- Hoạt động của các máy trộn bê tông 500L đặt cạnh bãi đúc dầm
Tiếng ồn, bụi, khí độc, từ xe máy thi công
Môi trường không khí, môi trường lao động - Vận chuyển, lắp dựng dầm cầu Tiếng ồn, độ rung, bụi Môi trường không khí xung quanh Vận tải vật liệu, trộn và đổ bê tông bản mặt cầu Bụi, ồn, khí thải, chất thải rắn xây dựng Môi trường không khí xung quanh Thi công rãnh thoát nước Đào đất, lắp đặt cống Bụi, ồn, đất bùn thải Môi trường đất, nước Chất thải thi công khác
Vật liệu thải từ quá trình thi công
Rác công
nghiệp, chất thải nguy hại
Môi trường đất, nước
Chất thải sinh hoạt
Do hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân trên công trường
Rác sinh hoạt, chất thải từ các khu vệ sinh trên công trường, nước thải
Môi trường đất, nước, không khí
3.3.2.1. Nguồn gây ảnh hưởng tới môi trường không khí
a. Các nguồn phát sinh bụi, khí thải
- Hoạt động vận chuyển vật liệu cho công trình với lưu lượng và cường độ cao tạo ra nguồn phát thải bụi rất lớn trong giai đoạn này.
- Vật liệu, đất cát rơi vãi trên mặt đường vận chuyển sẽ tạo thành lớp bụi và bị cuốn theo bánh xe, gây ô nhiễm không khí.
- Hoạt động của máy móc, thiết bị thi công cơ giới trên công trường trong quá trình san lấp mặt bằng công trình, đất đắp nền, các hoạt động xây dựng mặt đường, xây dựng các cầu, cống…
* Bụi do hoạt động đào nền đường, bạt núi:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 động đào đất đá có thể gây bụi, tiếng ồn, chấn động do nổ mìn và hoạt động của của các máy ủi, xúc đào… tại khu vực, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Mức độ nghiêm trọng của những ảnh hưởng này phụ thuộc vào địa điểm và phương pháp đào xúc.
Theo khối lượng tính toán tổng khối lượng đào, đất nền đường, đào khuân đường, đào đắp đường dẫn hai đầu cầu, cống…khoảng 960.453m3, tương đương 1.344.634 tấn ( trọng lượng của đất trung bình 1,4 tấn/ m3). Hệ số ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình đào đất có thể ước tính như sau:
C = 0,16 x k x Trong đó: C: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
k: Kích thước hạt ( 0,5) U: vận tốc gió (3,0 m/s)
M: độ ẩm trung bình (25% đối với đất)
Thay số ta được: C = 0,0035 kg/tấn. Với số lượng đất đào là 1.344.634 tấn. Vậy bụi phát sinh trong quá trình đào đắp ước khoảng 4.706 kg với thời gian thi công phần đào đất dự kiến khoảng 350 ngày thi công ( không liên tục, theo từng tuyến đường) tải lượng bụi phát sinh trong ngày là 13,45 kg/ngày tương đương 1,68 kg/giờ.
Với lượng đất phát thải là 1,68 kg/giờ trên diện tích thi công đào đất thì nồng độ bụi trong không khí có giá trị khoảng: 0,0 – 0,5 mg/m3, so với QCVN 05: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh nông độ bụi vượt tiêu chuẩn 1,7 lần ( cục bộ những vị trí xe ra vào nhiều lần bốc xúc khối lượng lớn, nồng độ bụi còn lớn hơn).
Bụi phát sinh và phát tán do hoạt động khai thác đất, đắp đất chỉ giới hạn trong phạm vi công trường khai thác, vị trí đắp đất các hạng mục công trình.
* Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển đất đắp nền đường
Lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển đất được tính toán như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 W = α x Q x d
Trong đó: W: lượng bụi phát sinh (kg)
α: hệ số ô nhiễm bụi (kg/tấn) α = 3,5 x 10-3 kg/tấn Q: tổng khối lượng đất vận chuyển đắp đường (m3) Q1 = 321.838 m3
d: tỷ trọng trung bình của đất san nền ( tấn/m3) d1 = 1,4 Thay số vào được kết quả: W1 = 1.577 kg
Vậy tải lượng phát sinh là 1.577 kg, với số ngày thi công khoảng 180 ngày, tải lượng bụi phát sinh trong khoảng một ngày là 8,76 kg.
* Bụi do hoạt dộng vận tải vật liệu:
Toàn bộ khối lượng vận tải cho công trình đều được trở từ bên ngoài khu vực dự án trong đó khối lượng chủ yếu là đá các loại vận chuyển từ hai mỏ vật liệu xây dựng: mỏ cát và mỏ đá Phương Nam cách dự án khoảng 20 km.
Tất cả các đường vận tải vật liệu tới dự án đều nối với quốc lộ 18A và từ đó nối và các công trường của dự án bằng các đường dân sinh hiện có. Các đường vận tải cho dự án sẽ được bố trí sao cho phù hợp theo lý trình thi công, để đoạn đường vận chuyển vật liệu là ngắn nhất.
Hoạt động vận tải vận chuyển vật liệu, vật tư… phục vụ công trường được thực hiện hoàn toàn bằng cơ giới, sẽ diễn ra liên tục trên tuyến xây dựng và trên các đoạn đường từ các điểm cung cấp vật liệu nối với dự án, trong đó các điểm cung cấp vật liệu lớn nhất là các mỏ đá, xi măng các điểm đổ thải của dự án và các điểm cung cấp vật liệu cho đổ bê tông, cốt thép công trình.
Để thuận lợi đối với dự án này là các điểm cung cấp vật liệu lớn đều nằm gần dự án và hầu hết là dường nhựa hoặc đường bê tông. Khoảng cách từ dự án tới các điểm cung cấp vật liệu như sau ( tính đến điểm gần nhất nối vào dự án):
- Xi măng PC30, PC40 được mua từ nhà máy xi măng Lam Thạch, cách dự án khoảng 15 km.
- Sắt thép được lấy từ các đại lý phân phối trên địa bàn thành phố Uông Bí hoặc vận chuyển từ các nhà máy sản xuất, khoảng 10 -15 km.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 - Cát xây, trát, lát, ốp dùng cát Sông Hồng, cát bê tông sông Lô phải đảm bảo độ sạch, không lẫn rác bùn được lấy từ các bãi kinh daonh vật liệu trên địa bàn thành phố, khoảng cách vận chuyển 15km.
Lượng bụi phát sinh do vận tải phụ thuộc đầu tiên vào loại đường đi ( có hai loại đường là đường đã xây dựng và đường tạm thời trong thời gian thi công), độ sạch và độ ẩm của tuyến đường.
Tuyến đường vận chuyển:
- Qua quốc lộ 18A trung bình khoảng 7km
- Qua tuyến đường Dốc Đỏ - Yên Tử đến đầu tuyến khoảng 5km. Các tuyến đường trên là đường nhựa và bê tông có chất lượng tốt. Ngoài ra trong quá trình thi công, việc vận chuyển nguyên vật liệu từ đầu tuyến đến điểm thi công chủ yếu là đường bê tông, đoạn cuối tuyến là đường đất.
Khi dự án triển khai, các hoạt động vận chuyển cơ giới diễn ra trong khu vực dự án sẽ làm tăng đáng kể lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông và đồng thời phát sinh bụi vào không khí xung quanh khu vực các đoạn đường nói trên.
Lượng bụi và mức độ gây ô nhiễm bụi do vận tải đối với môi trường xung quanh còn phụ thuộc trực tiếp vào số lần đi lại của các phương tiện vận tải, tốc độ trung bình của xe, số bánh xe mỗi lại xe, tổng lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển…
* Khí thải phát sinh từ các xe vận tải trong quá trình xây dựng:
Trong quá trình thi công sẽ huy động rất nhiều các loại máy móc, xe tải sử dụng các loại nhiên liệu đốt như xăng, dầu Diesel, dầu FO,… các loại nhiên liệu này sau khi cháy sẽ sinh ra một lượng lớn khí độc như SO2, NOx, CO… có thể làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, gây tác động