Mặt cắt tuyến đường

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng việc xây dựng tuyến đường từ thành phố uông bí đến huyện đông triều tới môi trường tự nhiên (Trang 45)

a. Mặt cắt dọc tuyến:

- Trắc dọc các phương án tuyến được thiết kế trên cơ sở đảm bảo yếu tố theo quy trình quy định đối với cấp đường thiết kế, có châm trước một số đoạn địa hình khó khăn.

- Cắt dọc tuyến trên mặt đường bê tông cũ được thiết kế trên cơ sở đảm bảo chiều dày lớp kết cấu áo đường tăng cường trên đường cũ và tấn suất thiết kế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 - Độ dốc dọc lớn nhất cho phép là 8%( trong điều kiện khó khăn).

- Thiết kế cắt dọc tuyến theo các nguyên tắc sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

TT Tên chỉ tiêu kỹ thuật Thông số

1 Cấp đường Đường cấp III miền núi

2 Tốc độ thiết kế 60km/h

3 Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn ( châm chước R giới hạn = 60m)

125m

4 Độ dốc dọc tối đa 7 -8%

5 Bề rộng nền đường 9,0 m

6 Bề rộng mặt đường xe cơ giới 6,0m

7 Chiều rộng lề đường gia cố 2x0,5m

8 Chiều rộng lề đất 2x1,0m

9 Tải trọng thiết kế trục 10 tấn

10 Mặt đường cứng Bê tông xi măng

11 Tải trọng thiết kế công trình thoát nước H30 - XB80

( Nguồn: Bản thuyết minh dự án xây dựng tuyến đường)

b. Cắt ngang mặt đường - Mặt cắt ngang đường: + Bnền = 9m

+ Bmặt = 6m, Blề = 2x1,5m

Trong đó: Blề gia cố = 2x1m, Blề đất = 2x0,5m + Độ dốc ngang mặt đường: Imặt và lề gia cố = 2% + Độ dốc ngang lề đất: Ilề = 4%

+ Độ dốc mái đắp ta luy: 1/1,5 + Độ dốc mái đào: 1/1 ÷ 1/0,5

- Các đoạn nền đường trong đường cong được thiết kế mở rộng, siêu cao mặt đường và bạt tầm nhìn theo quy trình TCVN 4054 – 05 quy định cho đường cấp III miền núi.

- Riêng đoạn Km0+00 ÷ Km4+00 và đoạn Km11+00 ÷ Km12+00: những vị trí đường cong nằm có bán kính 125<=R<200 được thiết kế độ dốc siêu cao I = 4% vì đây là khu vực đông dân cư, tư vấn thiết kế áp dụng TCXDVN 104: 2007 “ Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

3.1.4. K thut thi công tuyến đường

a. Kỹ thuật thi công nền đường:

- Dọn mặt bằng trong khu vực thi công.

- Dùng máy ủi, máy cạp chuyển, máy gạt kết hợp với lao động thủ công. Đào xúc đất hữu cơ vận chuyển đến nơi quy định đổ đi. Đắp đất đạt độ chặt theo yêu cầu.

- Trong khu vực địa chất là đá cứng, công tác thi công nền đường bằng phương pháp nổ phá.

- Thi công lớp đất dưới đáy áo đường:

+ Nền đường đào đất được đào đến độ cao tiếp giáp đáy áo đường, rồi dùng máy xáo sâu 30cm, dùng máy đầm rung 25T đầm đạt độ chặt K = 0,98, đầm từ mép đường vào tim đường sao cho vệt bánh lu sau đè lên vệt bánh lu trước tối thiểu 15cm.

+ Nền đường đắp: trước khi thi công mặt đường, lớp đất dày 50 cm dưới đáy áo đường được lu lèn đến độ chặt K = 0,98

+ Trong mọi trường hợp lớp này lớp K98 trước khi thi công móng mặt đường phải được tạo độ dốc ngang, hay mui luyện bằng đúng tốc độ dốc ngang mặt đường.

b. Kỹ thuật thi công mặt đường

- Cấp phối được trộn tại các bãi tập kết theo tỷ lệ, độ ẩm đã được làm mẫu thí nghiệm bằng máy trộn bê tông 500l.

- Đá dăm thi công được ô tô vận chuyển đến vị trí thi công.

- Ô tô lùi đổ cấp phối lên phễu máy rải, máy rải vừa rải vừa đẩy ô tô tiến lên phía trước. Trong quá trình rải Nhà thầu sẽ để dư một phần cấp phối và bố trí công nhân đi theo máy để tiến hành bù phụ những chỗ lồi lõm.

c. Kỹ thuật thi công cống - Kết cấu khẩu độ:

+ Tường, thân, móng, sân gia cố, tường cánh xây đá hộc vữa xi măng M75. + Bản cống bê tông cốt thép M250 đá 1x2.

+ Bê tông phủ bản M250 đá 0,5x1. + Bê tông ống cống M200 đá 1x2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 + Móng đệm cát sạn dày 10cm.

- Kết cấu cống bản chìm.

+ Móng cống, tường và sân cống bằng bê tông M150. + Bản cống bê tông cốt thép M250 đá 1x2.

+ Sân gia cố, chân khay cống bằng bê tông M150.

+ Mái ta luy thượng, hạ lưu hai bên đầu cống bằng đá hộc xây vữa xi măng M100.

+ Móng cống đặt trên nền đá gốc. d. Kỹ thuật thi công rãnh thoát nước.

- Thi công cong trình thoát nước và thi công nền đường cùng tiến hành song song. - Bản đẩy rãnh, tấm đan bê tông trên ta luy và ống cống dùng loại đúc tại chỗ hoặc mua ở nơi khác vận chuyển đến và được thi công lắp ghép.

- Các cống thủy lợi đặt cống tạm, đắp bờ vây và thi công sau đó hoàn trả lại dong chảy.

- Phương pháp đắp đất xung quanh cống: phạm vi đắp cách 0,5m về hai phía, trên đỉnh cống 0,5 m, dùng nhân lực kết hợp đầm rung và đầm cóc phân lớp đắp đầm 15cm.

Nguồn: Bản thuyết minh kỹ thuật thi công dự án.

3.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án.

3.2.1. Điu kiên môi trường t nhiên

3.2.1.1. Điều kiện vềđịa lý, địa chất

a. Điều kiện địa lý

Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường từ ngã tư Nam Mẫu, thuộc xã Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí đến bãi đỗ xe chùa Hồ Thiên thuộc xã tràng Lương, Bình Khê huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Toàn tuyến có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đường đi phường Vàng Danh, Uông Bí; - Phía Tây giáp đồi rừng trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; - Phía Nam giáp khu dân cư sống rải rác và đồi, núi thấp;

- Cách 5km về phía Bắc giáp mỏ than Khe Chuối, Hồ Thiên và dãy núi thuộc khu di tích Yên Tử.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 b. Địa hình

Địa hình khu vực có đặc điểm thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trong đó khu vực Tp. Uông Bí có phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068m, núi Bảo Đài cao 875m, phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Khu vực huyện Đông Triều với phía Nam có cấu tạo địa hình là những dải đồi thấp, sườn thoải, độ cao từ +125 ÷ + 375m phía Bắc gồm các dãy núi cao, sườn dốc nhiều chỗ dốc đứng, rừng rậm độ cao từ +200 ÷ + 600m.

Đất đá khu vực mỏ thuộc loại rắn chắc, độ che phủ thực vật cao nên ít xảy ra các hiện tượng trượt lở bờ taluy, sườn đồi núi.

Địa hình chung trong khu vực bị chia cắt tạo nên mạng lưới khe, suối có dạng cành cây chia cắt địa hình thành những dải đồi chạy dài và những quả đồi độc lập. Nước mặt tồn tại chủ yếu ở các hệ thống suối.

Căn cứ đặc điểm địa hình tuyến đường đi qua được chia thành 4 đoạn như sau: - Đoạn 1: Nam Mẫu – Khe Trâm thuộc xã Thượng Yên Công – Tp. Uông Bí. + Điểm đầu: Nối với đường vào Yên Tử tại ngã tư Nam Mẫu.

+ Điểm cuối: suối Vàng Tân ( Khe Trâm là ranh giới Uông Bí – Đông Triều). + Chiều dài đoạn tuyến: L1 ≈ 4,0km

+ Toàn bộ đoạn tuyến đi qua khu dân cư Khe Sú, xã Thượng Yên Công, dân cư sinh sống dọc hai bên tuyến.

- Đoạn 2: Khe Trâm – Năm Giai thuộc xã Tràng Lương huyện Đông Triều. + Điểm đầu: Suối Khe Trâm ( Suối Vàng Tân).

+ Điểm cuối: Đầu Tràn Năm Giai. + Chiều dài đoạn tuyến: L2 ≈ 6,174km.

+ Dân cư và các công trình hai bên tuyến thư thớt, chủ yếu là vườn cây ăn quả( vải, na, nhãn…)

+ Đoạn tuyến đi qua vùng địa hình trung du, đồi thấp, địa hình thoải đều, địa hình, địa chất tương đối thuận lợi cho xây dựng công trình.

- Đoạn 3: Năm Giai – Dọc Lùn xã Tràng Lương, huyện Đông Triều. + Điểm đầu: Tràn Năm Giai

+ Điểm cuối: cầu Dọc Lùn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Dọc Lùn thuộc xã Tràng Lương, huyện Đông Triều địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp.

- Đoạn 4: Dọc Lùn – điểm quy hoạch bãi đỗ xe chân núi lên chùa Hồ Thiên và Ngọa Vân.

+ Điểm đầu: trước cầu Dọc Lùn khoảng 35m ( tạo thành ngã ba)

+ Điểm cuối: điểm quy hoạch bãi đỗ xe chân núi lên chùa Hồ Thiên và Ngọa Vân. + Đoạn tuyến có chiều dài ≈ 6,710km. Địa hình đồi núi cao, độ dốc dọc lớn. c. Đặc điểm địa chất

Khu vực khảo sát theo diện và độ sâu hố khoan từ trên xuống dưới gồm các lớp: - Lớp 1: Bê tông xi măng mặt, nền và móng đường cũ; đất thổ nhưỡng: sét pha, cát pha, rễ cây thực vật…

- Lớp 2: Sét pha lẫn sạn màu xám trắng, xám nâu, đen. Trạng thái dẻo cứng. - Thấu kính: Cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám trắng. Kết cấu chặt vừa. - Lớp 3: Cuội sỏi sạn lẫn cát màu xám đen, xám nâu, xám vàng. Kết cấu rất chặt. - Lớp 4: Sét lẫn dăm sạn, màu xám vàng, nâu vàng loang lổ xám trắng. Trạng thái nửa cứng.

- Lớp 5: Sét pha lẫn dăm tảng màu xám trắng, xám nâu. Trạng thái cứng. Đôi chỗ xen kẹp vỉa đá cát bột kết ( đây là sản phẩm phong hóa chưa triệt để của đá cát bột kết).

- Lớp 6a: Đá trầm tích ( cát kết, sét kết, bột kết,…) màu xám trắng, xám nâu, phong hóa, nứt nẻ mạnh – vừa.

- Lớp 6b: Đá trầm tích ( cát kết, sét kết, bột kết,…) màu xám trắng, xám nâu, phong hóa, nứt nẻ vừa – ít.

3.2.1.2. Điều kiện về khí tượng

Khu vực dự án phần lớn thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nên trong báo cáo sẽ sử dụng số liệu khí tượng thủy văn khu vực Đông Triều. Khu vực huyện Đông Triều là khu vực có đặc điểm khí hậu mang tính chất vùng nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa nóng từ tháng 4 ÷ tháng 11. Hướng gió chủ đạo là Nam và Đông Nam. - Mùa lạnh từ tháng 11 ÷ tháng 3 năm sau: Hướng gió chủ đạo là Bắc và Đông Bắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, đặc trưng các yếu tố khí tượng từ năm 2010 ÷ 2011 khu vực huyện Đông Triều như sau:

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,10C

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 28,60C ( tháng VII) - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 16,60C ( tháng I) b. Lượng mưa:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trung bình một năm có khoảng 33 ngày mưa, lượng mưa trung bình năm đạt 2437mm, lượng mưa lớn nhất trong tháng quan trắc được là 1089mm.

c. Độ ẩm:

Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực xấp xỉ 82,8%. Đặc trưng của độ ẩm tương đối theo hai mùa như sau:

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất: 89% ( tháng III)

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 77,6% ( tháng XI, XII) d. Chế độ gió:

Tại khu vực dự án, trong một năm có 4 hướng gió thịnh hành chính: Bắc, Đông Bắc, Nam và Tây Nam.

- Từ tháng XI đến tháng III gió thịnh hành là hướng: Bắc và Đông Bắc. - Từ tháng IV đến tháng VIII gió thịnh hành là hướng: Nam.

- Từ tháng IX đến tháng X là thời kỳ chuyển tiếp giữa các hướng gió. - Gió hướng Bắc chiếm 27,2%, hướng Đông Bắc chiếm 47%.

- Gió hướng Nam chiếm 14,2%, hướng Tây Bắc chiếm 12,3%.

- Gió lặng chiếm 9,3%, gió ở cấp từ 1 ÷ 3 m/s chiếm 49,2%,gió từ 15m/s trở lên không đáng kể.

e. Các hiện tượng thời tiết bất thường:

* Chế độ gió, bão: Thời gian xuất hiện bão thường từ tháng 6 đến tháng 10, hướng gió bão chủ yếu là Nam và Đông Nam, trong bão thường kèm theo mưa lớn.

- Tốc độ gió trong bão chủ yếu ≤ 25m/s. - Tốc độ gió lớn nhất trong bão là 30 ÷ 40 m/s. * Sương mù và tầm nhìn xa: tại khu vực nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Số ngày có sương mù trong năm là: 26,1 ngày, trong đó tháng 3 là tháng có sương mù nhiều nhất; 6,9 ngày. Tháng có ngày sương mù ít nhất là tháng 6: 0,3 ngày.

- Số ngày có tầm nhìn xa < 1km là 20,6 ngày/năm, tập trung vào các tháng mùa Đông, nhiều nhất vào tháng 3 là 5,3 ngày, ít nhất vào tháng 7 là 0,1 ngày.

f. Ngập úng và lũ quét:

Trên toàn tuyến thuộc khu vực dự án có địa hình đồi núi với độ dốc trung bình. Khu vực lân cận phía Bắc là vùng núi Yên Tử, Đông Triều với độ dốc trung bình đến cao, mạng sông suối tương đối phát triển, hiện tượng ngập úng và lũ quét trong khu vực rất ít khi xảy ra.

3.2.1.3. Các hiện tượng địa chất động lực

Do đặc điểm địa hình khu vực tương đối phức tạp nên trong khu vực tuyến có thể có một số hiện tượng địa chất động lực công trình đáng quan tâm như sau:

- Hiện tượng sạt, trượt: Do tuyến đi qua khu vực địa hình khó khăn, độ dốc ngang của địa hình một số đoạn trên tuyến khá lớn nên hiện tượng trượt rất có khả năng xảy ra trên tuyến, nhất là đối với các khu vực có độ dốc ngang lớn và quá trình phong hóa xảy ra mạnh.

- Hiện tượng xói mòn: Dọc theo tuyến có nhiều các con suối cắt qua lượng mưa tập trung tạo thành dòng trên bề mặt khi chảy tạo thành động năng cuốn theo những vật chất mềm rơi trên bề mặt tạo thành rãnh xói, vì vậy cần có biện pháp phòng tránh như tạo rãnh thoát nước, giảm độ dốc, bê tông hóa bề mặt, tọa tầng thực vật giữ nước…

3.2.2. Hin trng môi trường khu vc d án

3.2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí

Môi trường không khí tại khu vực dự án và khu vực lân cận dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: điều kiện vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió), bụi lơ lửng, tiếng ồn và các chất khí ( CO,SO2 và NO2).

Hiện trạng khu vực dự án tại thời điểm quan trắc: trời nắng nhẹ, gió nhẹ Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn khu vực dự án được tổng hợp trong bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 TT Kí hiệu mẫu Kết quả quan trắc Nhiệt độ (0C) Độẩm (%) Hướng gió Tốc độ gió (m/s) Hàm lượng bụi (mg/m3) Độồn trung bình (dBA) SO2 (mg/m3) NOx (mg/m3) CO (mg/m3) Thời gian quan trắc 1 K1 28,5 81 N 0,6 0,112 55,2 0,017 0,019 1,34 7h30’ – 10h55’ 2 K2 28,6 81 TN 0,6 0,104 54,8 0,017 0,017 1,32 3 K3 28,9 81 TN 0,5 0,168 61,9 0,021 0,019 1,42 4 K4 29 80 TN 0,6 0,105 53,2 0,016 0,016 1,32 5 K5 29,2 79 ĐN 0,5 0,102 53,7 0,016 0,015 1,3 6 K6 29,5 79 TN 0,7 0,096 49,8 0,014 0,014 1,22 7 K7 29,8 79 N 0,5 0,101 50,5 0,014 0,015 1,22 8 K8 30,1 78 TN 0,5 0,122 58,8 0,019 0,021 1,38 9 K9 30,3 78 Lặng gió 0,108 53,2 0,017 0,015 1,32 10 K10 30,6 77 TN 0,6 0,099 50,1 0,014 0,014 1,22 11 K11 28 82 ĐN 0,4 0,096 50,2 0,014 0,014 1,22 7h00’ – 11h35’ 12 K12 28,1 82 ĐN 0,5 0,114 54,8 0,017 0,017 1,34 13 K13 28,3 82 TN 0,7 0,103 49,9 0,014 0,014 1,22

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng việc xây dựng tuyến đường từ thành phố uông bí đến huyện đông triều tới môi trường tự nhiên (Trang 45)