Các số liệu thu thập được của đề tài sẽ được tiến hành tổng hợp và phân tích bằng phần mềm thống kê, exel,...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu dự án xây dựng tuyến đường
- Tổng chiều dài tuyến L = 18,523km.
- Dự kiến thi công trong thời gian 4 năm, từ cuối năm 2014 đến năm 2018. - Tổng mức đầu tư dự án: 309.525.053.000 đồng ( Ba trăm linh chín tỷ, năm trăm hai mươi lăm triệu không trăm năm mươi ba nghìn đồng)
3.1.1. Quy mô dự án
Cải tạo, nâng cấp tuyến đường với quy mô:
- Cấp hạng đường: theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi (TCVN-4054- 2005) có châm chước về bình diện.
- Mặt đường: loại mặt đường cứng bê tông xi măng.
- Khổ cầu, tràn xây dựng phù hợp với khổ nền đường, tải trọng thiết kế HL 93 đối với cầu và cống lớn, đối với tràn, cống nhỏ tải trọng thiết kế H30 –XB80.
- Tần suất lũ thiết kế: nền đường, cầu nhỏ, cống, tràn thoát nước mặt p = 4%.
3.1.2. Hướng tuyến
- Tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III miền núi ( theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005, vận tốc thiết kế Vtk = 60km/h. Tuyến đường được nâng cấp từ đường cấp V miền núi ( đoạn Nam Mẫu - Khe Trâm), nâng cấp từ đường cấp IV miền núi ( đoạn Năm Giai – Dọc Lùn), làm mới trên cơ sở nền đất cũ ( đoạn Khe Trâm – Năm Giai và đoạn Dọc Lùn đến vị trí quy hoạch bãi đỗ xe chân núi lên chùa Hồ Thiên và Ngọa Vân). Riêng đoạn Km0 ÷ Km4 và đoạn Km11 ÷ km12 là khu vực đông dân cư áp dụng TCXDVN 104:2007 “Đường đô thị - Yều cầu thiết kế”.
Hướng tuyến thiết kế bản vẽ thi công cơ bản bám theo mặt bằng Quy hoạch tuyến đường TL – 1/500.
- Hướng tuyến được chọn căn cứ trên cơ sở:
+ Đối với các đoạn tuyến có độ dốc tự nhiên nhỏ, bám sát theo tim tuyến đường cũ, nhằm tận dụng tối đa độ ổn định mặt nền đường đã có và giảm khối lượng đào đắp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 + Nắn chỉnh tuyến tại các đoạn có bán kính cong nằm quá nhỏ, đảm bảo yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn và nâng cao mức độ phục vụ của tuyến đường.
+ Giảm thiểu tối đa khối lượng giải phóng mặt bằng.
+ Hạn chế ảnh hưởng tới các công trình thủy lợi, dân sinh hai bên tuyến. - Tổng diện tích chiếm dụng mặt bằng của phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: S≈ 40,172ha ( không kẻ phần đất hành lang an toàn đường bộ).
- Điểm đầu tuyến: đầu nối với đường từ Dốc Đỏ - Yên Tử tại Ngã Tư Nam Mẫu, cao độ đấu nối:…+63,01m ( tọa độ Xđ: 2334899,140; Yđ: 393875,029).
- Điểm cuối tuyến: khu vực dự kiến bãi đỗ xe chân núi lên chùa Hồ Thiên, cao độ đầu nối là:…+130,68m ( tọa độ Xc: 2340835,547; Yc: 381281,642).
- Tổng chiều dài tuyến đường L = 18,523km, trong đó: + Chiều dài thiết kế mới: L ≈ 13,572km.
+ Chiều dài đoạn tuyến thiết kế tăng cường và cạp mở rộng L = 4,951km. + Chiều dài đoạn tuyến thiết kế trong đô thị ( hai bên có vỉa hè) L = 163.82m ( đoạn từ ngã tư Nam Mẫu đến cọc 8 lý trình Km0+163,82 trước tràn Khe Cái).
- Một số vị trí có chỉnh tuyến khác với tim tuyến theo thiết kế cơ sở để tránh giải phóng mặt bằng, chỉnh tuyến để giảm thiểu khối lượng đào đắp nền đường, hoặc chỉnh tuyến để giảm độ dốc dọc.
Biện pháp bảo vệ nền đường khi đắp ra suối là xây tường chắn, xây ốp mái taluy, đắp đá chống xói móng kè và nắn chỉnh dòng chảy.
- Mặt bằng tuyến tại vị trí đầu tuyến từ ngã tư Nam mẫu Km0+00 ÷ Km0+163.82m có chiều dài L ≈ 163.82m có bổ sung hoàn trả vỉa hè 2 bên tuyến do khi cạp mở rộng mặt đường sẽ ảnh hưởng đến vỉa hè đã xây dựng.