- QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh ( trung bình 24h).
3.3.3. Ảnh hưởng trong giai đoạn hoạt động
3.3.3.1. Tác động tới môi trường không khí
Nguông gây ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án là các loại khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông tham gia trên đường phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường. Các loại khí gây ô nhiễm chủ yếu là CO,SO2, NOx và bụi,… là sản phẩm cháy của nhiên liệu xăng, dầu của các loại động cơ đốt trong.
Tuyến đường chủ yếu phục vụ khách hành hương từ khu di tích Yên Tử đến di tích Ngọa Vân ( vào mùa lễ hội). Thời gian khác trong năm lượng phương tiện qua lại tương đối ít, chủ yếu là của người dân khu vực.
Bảng 3.14: Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ các phương tiện qua lại
Chất ô nhiễm Lưu lượng (xe/giờ) Hệ số ô nhiễm( kg/1.000km) Tải lượng ô nhiễm (kg/1.000km) Tải lượng ô nhiễm (g/km.h) Tải lượng ô nhiễm (g/km.h) Bụi 100 0,9 90,00 90,00 0,02500 SO2 100 4,15S 290,00 290,00 0,08056 NOx 100 1,44 207,50 207,50 0,05764 CO 100 2,9 80,00 80,00 0,02222 CxHy 100 0,8 144,00 144,00 0,04000
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Ước tính vào mùa du lịch, lượng xe lưu thông tối đa trên đường vào khoảng 100 xe/giờ. Vào các ngày khác trong năm lượng xe qua lại khoảng 20 xe/giờ.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập, với các loại xe sử dụng dầu Diesel có trọng tải trở được < 16 tấn thì tải lượng ô nhiễm bụi, SO2,NOx,CO, CxHy
do các phương tiện vận chuyển thải ra là:
Trong quá trình hoạt động của tuyến đường, ảnh hưởng của bụi và các chất khí độc hại từ các phương tiện tham gia hoạt động. Để đánh giá ảnh hưởng của bụi và khí thải áp dụng mô hình tính toán Sutton.
Gỉa sử độ cao của điểm tính toán là 1m (z = 1) và độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh: 0,5m ( h = 0,5). Căn cứ kết quả tính toán tại bảng 3.14 ta có nồng độ trung bình của chất ô nhiễm như sau:
Bảng 3.15: Nồng độ trung bình của bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển
Khoảng cách (x, m) Nồng độ bụi (C,µg/ m3) Nồng độ SO2 (C,µg/ m3) Nồng độ NOx (C,µg/ m3) Nồng độ CO (C,µg/ m3) Nồng độ CxHy (C,µg/ m3) X1 = 20 71,56 73,31 72,36 74,54 71,41 X2 = 40 43,32 44,41 43,82 45,18 43,23 X3 = 60 32,25 33,07 32,63 33,65 32,18 X4 = 80 26,16 26,82 26,46 27,29 26,10 X5 = 100 22,23 22,80 22,49 23,19 22,18 X6 = 120 19,46 19,96 19,69 20,31 19,42 X7 = 140 17,39 17,84 17,60 18,15 17,35 X8 = 160 15,78 16,18 15,96 16,46 15,74 X9 = 180 14,48 14,85 14,65 15,11 14,45 QCVN tương ứng 200 125 100 5.000 1.500 Ghi chú:
- QCVN 05: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh ( trung bình 24h) xung quanh ( trung bình 24h)
- QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh ( trung bình 24h). trong không khí xung quanh ( trung bình 24h).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 Từ bảng trên có thể thấy nồng độ khí thải từ các phương tiện giai thông tham gia tuyến đường thấp hơn giới hạn cho phép. Các tác động tới môi trường không khí xung quanh khi dự án đi vào hoạt động là không đáng kể.
3.3.3.2. Tác động của tiếng ồn giai đoạn vận hành
Với lưu lượng xe dự báo sẽ gây tác động sẽ tạo ra một mức ồn mới và lâu dài cho môi trường khu vực. Mức độ tác động sẽ được đánh giá như sau:
- Tại nơi phát sinh ( Khu vực mặt đường): 75 đến 80 - Cách 10m theo gió: <70
- Cách 30 m theo gió: <60
- TCVN đối với không khí xung quanh: 50 đến 60
Mức ồn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh khu vực dự án thuộc khu vực 3 trong bảng giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư từ 6 đến 22h, với mức ồn tương đương là 70dBA ( QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn); mức ồn tối đa cho phép đối với các loại xe tải phát ra khi tăng tốc độ là từ 80 đến 83 dBA ( theo TCVN 5948:1999).
Như vậy các mức ồn phát sinh do hoạt động của dự án đều nằm trong giới hạn cho phép.
3.3.3.3. Tác động tới môi trường do nước mưa trong công trình đi vào sử dụng
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt đường dự án sẽ rửa trôi, cuốn theo các chất bẩn như đất, bụi, cát, dầu mỡ bám trên mặt đường, rác…, đưa vào đường thoát nước của công trình, dẫn tới các dòng nước mặt trong khu vực. Trong thực tế hàm lượng ô nhiễm trong nước mưa ở giai đoạn này không lớn ( trừ những sự cố tràn dầu trên mặt đường gây nhiễm bẩn cục bộ), nên các tác động môi trường do tính chất của dòng thải là không đáng kể.
Các vấn đề quan trọng liên quan tới nước mưa trong quá trình sử dụng đường là tình trạng thoát nước mặt và xung quanh, liên quan đến hệ thống thoát nước của công trình. Về nguyên tắc thì nước mưa có thể thoát nhanh vào hệ thống thoát nước. Nhưng trong mùa mưa, các đường cống thoát nước có thể bị tắc nghẽn thường xuyên do tình trạng mưa lớn gây ngập úng trong khu vực, đưa một lượng lớn đất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 cát, đá… lắng đọng trong các đường ống thoát nước. Thoát nước kém sẽ dẫn đến tình trạng úng ngập đường, cản trở giao thông. Vì vậy việc kiểm tra tình trạng thoát nước là công việc phải thực hiện thường xuyên ở các thời điểm cần thiết trước và trong mùa mưa.
3.3.3.4. Tác động tới môi trường do chất thải rắn
Lượng chất thải có khả năng phát sinh trong quá trình vận hành chủ yếu là lượng chất thải rắn thu gom trong quá trình vệ sinh mặt đường và bùn cặn phát sinh từ công tác nạo vét định kỳ hệ thống thoát nước mưa của công trình
- Thành phần của rác thải từ vệ sinh mặt đường chủ yếu là lá cây rụng, giấy, gỗ vụn, do các xe vận tải làm rơi vãi, đổ, rác sinh hoạt do khách qua đường ném xuống, bùn cát, dầu mỡ từ công tác nạo vét định kỳ mạng lưới thoát nước mưa. Lượng rác này cần được thu gom và vận chuyển thường xuyên đến các bãi rác chung của khu vực để hạn chế các tác động gây ô nhiễm môi trường.
- Lượng bùn phát sinh từ công tác nạo vét định kỳ mạng lưới thoát nước mưa và nước thải là một trong những nguồn thải có khả năng gây tác động xấu đến môi trường.