Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hamaden việt nam (Trang 50)

- Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nhu cầu về thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm. Từ khi Robert Anthony giới thiệu quyển sách kế toán quản trị năm 1956 tập trung vào ba vấn đề chính: giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào có thể hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp, các nghiên cứu tiếp theo sau về kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học.

- Công trình “Fundamentals of Responsibility Accounting”của Martin N. Kellogg đăng trên tạp chí “National Association of Accountants”năm 1962

đã trình bày những nghiên cứu về sự phát triển của kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức, kế toán trách nhiệm với kế toán chi phí, kế toán trách nhiệm với ngân sách, kế toán trách nhiệm với kiểm soát chi phí. Kế toán trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí (Phú, 2014).

- Năm 1962, tác giả Joseph P. Vogel cũng đã bàn về kế toán trách nhiệm thông qua công trình “Rudiments of Responsibility Accounting in

Public Utilities” đăng trên tạp chí “National Association of Accountants”. Kế

toán trách nhiệm trước hết được sử dụng để kiểm soát chi phí. Tác giả đã đề cập đến việc xây dựng và thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà phân cấp quản lý (Phú, 2014).

- Bên cạnh các nghiên cứu về lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trách nhiệm cũng dần dần được triển khai, ứng dụng. Năm 1992, các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 tác giả Brian P.Bloomfield Rod Coombs, David J. Cooper, David Rea đã nghiên cứu, phân tích hệ thống thông tin quản lý trong bệnh viện tại Anh qua công trình “Machines and Manoeuvres: Responsibility Accounting and

the Construction of Hospital Information Systems” (Phú, 2014).

Như vậy, trong những năm gần đây, kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng đã đi sâu vào những vấn đề về môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Để đánh giá thành quả của các bộ phận, các mô hình đánh giá thành quả đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đề xuất thực hiện. Một trong những mô hình đánh giá kết hợp cả 3 vấn đề kinh tế (tài chính), môi trường và xã hội phục vụ phát triển bền vững đó là mô hình Knowledge Management Star (KM Star) do Nirmal Pal và các cộng sự công bố năm 2004 qua nghiên cứu “Knowledge QuoitientTM (KQ): A way to

Measure the Knowledge Intensity of your Team” của đại học Penn State.

Tóm lại, kế toán trách nhiệm là công cụ kiểm soát rất hiệu quả đã được các tác giả ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Đây là những nội dung rất bổ ích cho việc kế thừa để vận dụng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói các công trình nghiên cứu được giới thiệu, trình bày trên đây tập trung chủ yếu ở tầm vĩ mô, hoặc có tính khái quát mà chưa đưa ra cụ thể về tổ chức kế toán trách nhiệm trong loại hình công ty xây dựng, trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Đây chính là “lổ hổng” trong nghiên cứu mà tác giả đã phát hiện ra để tiếp tục nghiên cứu.

- Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm nói chung và tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty nói riêng trong thời gian qua đã có một số cơ quan, tác giả đã đề cập và nghiên cứu. Ngoài ra, một số công trình đăng tải trên các tạp chí, sách, báo… về vấn đề này cũng được công bố. Tuy vậy, có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 thể nói mảng đề tài kế toán trách nhiệm nói chung hay kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty nói riêng hiện nay trong nước có rất ít tài liệu cũng như tác giả nghiên cứu, trình bày. Có thể điểm sơ về tình hình nghiên cứu kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng trong nước thời gian qua như sau:

Năm 1995, tác giả Nguyễn Việt trong Luận án “Vấn đề hoàn thiện kế

toán Việt Nam” đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống

kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là những đề xuất mang tính sơ khai trong bối cảnh kế toán quản trị bắt đầu được nghiên cứu. Do đó, những nội dung về kế toán quản trị được trình bày mang tính cơ bản.

Từ đầu những năm 2000, yêu cầu cấp thiết của xã hội đặt ra là phải xây dựng mô hình kế toán quản trị theo từng ngành kinh doanh để các doanh nghiệp trong ngành làm cơ sở xây dựng riêng cho mình. Do đó, đã xuất hiện một số nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của kế toán quản trị áp dụng riêng cho các loại hình doanh nghiệp. Luận án “Kế toán quản trị và phân tích chi phí

sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp” của Tiến sĩ Lê Đức Toàn, Luận

án “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức

vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam” của Tiến sĩ Phạm Quangđã đi

theo xu hướng trên. Nhìn chung, các nghiên cứu lúc này chỉ mới đi sâu vào nội dung kế toán quản trị chứ chưa đề cập hoặc chỉ mới đề cập sơ khai về kế toán trách nhiệm.

Năm 2010, tác giả Phạm Văn Dược đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa

học “Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận trong

doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam” tại Trường ĐH kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh. Đây là một trong những tài liệu rất có giá trị cho việc nghiên cứu về kế toán trách nhiệm. Tài liệu này đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 về kế toán trách nhiệm, kinh nghiệm nước ngoài rất cụ thể và đầy đủ.

Năm 2013, Luận án “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các

doanh nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương

đã nghiên cứu việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trong đặc thù loại hình doanh nghiệp sản xuất Sữa tại Việt Nam. Đây là một trong những tài liệu có giá trị về nghiên cứu và tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp đặc thù.

Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến KTTN trong nước và trên thế giới, luận văn đã nhìn nhận tầm quan trọng cũng như giá trị của KTTN đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Hamaden Việt Nam nói riêng. KTTN ngày một phát triển và được quan tâm, việc nghiên cứu KTTN sẽ ngày càng chuyên sâu và cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động. Trên cơ sở những nghiên cứu trên tác giả phát triển hệ thống KTTN về cả mặt lý thuyết và thực tế đảm bảo việc xây dựng mô hình KTTN được phù hợp và hiệu quả. Luận văn đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình KTTN cho công ty TNHH Hamaden Việt Nam một cách phù hợp linh hoạt và có chọn lọc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

PHẦN 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Hamaden Việt Nam

3.1.1 Lch s hình thành và phát trin ca Công ty

3.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Tên đầy đủ: Công ty TNHH Hamaden Việt Nam Tên Tiếng Anh: Hamaden Limited Company. Tên viết tắt: HDVN

Tổng giám đốc: Shingue Nozue Vốn đầu tư: 13,000,000 $

Kế hoạch doanh thu: 55,000,000$ (Năm 2015)

Địa chỉ: Lô đất số A4, Khu công nghiệp Thăng Long II, Yên Mỹ, Hưng Yên Điện thoại: 03213589388

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Tháng 10 năm 2008 Tập đoàn Hamanakodenso Nhật Bản thiết lập công ty TNHH Hamaden Việt Nam(Viết tắt là HDVN) 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, với mục đích sản xuất và cung cấp linh kiện của tập đoàn sang thị trường ASEAN. Bước đầu với quy mô nhỏ, xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho việc xây dựng và lắp đặt nhà máy.

Năm 2008-2009, Công ty TNHH Hamaden Việt Nam xây dựng và đi vào hoạt động tại nhà máy một, với doanh thu năm 2008 đạt 37 triệu USD. Tổng diện tích toàn bộ nhà máy là 5000m2.

Đến tháng 10/2012 công ty chính thức đưa nhà máy 2 đi vào hoạt động, với đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 1000 người.

Dự kiến công ty sẽ trở thành nhà sản xuất linh kiện ôtô hàng đầu thế giới, với quy mô nhân lực 2500 cán bộ công nhân viên (năm 2015).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

3.1.1.3 Phương hướng kinh doanh

- Trở thành hạt nhân quan trọng trong kế hoạch sản xuất tại nước ngoài của tập đoàn Hamanakodenso. Chắp cánh cho hệ thống sản xuất 2 cực giữa thế giới và Nhật Bản. Đồng thời đáp ứng nhu cầu khách hàng tại địa phương,

- Xây dựng cơ chế giá cả tối đa và phát triển sang cơ sở xuất khẩu ra thế giới. Cơ cấu quản lý, thể chế sản xuất sử dụng nhân tài ưu tú, phí nhân công rẻ. Bên cạnh đó, xây dựng một thể chế có giá cả thấp số 1 thế giới, thúc đẩy tạo sản phẩm trên khắp thế giới.

- Nỗ lực bảo vệ môi trường và kêu gọi sự hưởng ứng của xã hội - Phương châm nhà máy là:

+ Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tốt, có nhân lực giỏi phù hợp với thế mạnh của HDVN, với đặc trưng của Việt Nam.

+ Xây dựng nhà máy coi trọng xử lý môi trường.

+ Xây dựng cơ cấu công ty sao cho lĩnh vực có thể tiến hành thuận lợi với tư cách là công ty thành viên mới đã được xây dựng do những người sang công tác tại HDVN.

3.1.2 Cơ cu t chc hot động kinh doanh ca công ty

3.1.2.1 Đặc điểm, chức năng hoạt động của Công ty

a. Đặc điểm nguồn nhân lực Công ty TNHH Hamaden Việt Nam

Với nhân sự hơn 2000 người (theo số liệu từ tháng 4/2015), HDVN có thể huy động nguồn lực đông đảo trong thời gian ngắn. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty học hỏi nhanh các kiến thức mới và trong những năm qua, đội ngũ quản lý đã tích luỹ kinh nghiệm thực tế và thông qua những buổi đào tạo về kỹ năng quản lý đã dần trưởng thành hơn. Nhân sự công ty tăng trưởng nhanh qua các năm, được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng nhân sự của Công ty HDVN

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự công ty)

Năm 2012, công ty có 1.301 người. Lượng nhân viên tăng thêm trong năm 2013 ít hơn so với năm 2014. Năm 2014, công ty đã tăng thêm 516 nhân viên tức tăng thêm gần 3 lần so với năm 2013. Từ năm 2012 đến năm 2014, tổng số lao động của công ty đã tăng thêm 701 người. Lượng tăng chủ yếu là lao động gián tiếp, điều đó chứng tỏ, quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 3.1: Quy mô, cơ cấu, chất lượng lao động của HDVN

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động Trong đó: 1.301 100 1.486 100 2.002 100 1. Cơ cấu theo giới tính 1.301 100 1.486 100 2.002 100 Lao động nam 174 13.4 245 16.48 334 16.68 Lao động nữ 1.127 86.6 1241 83.52 1.668 83.32 2. Cơ cấu trình độ 1.301 100 1.486 100 2.002 100 Đại học 208 15.9 221 14.87 245 12.24 Cao đăng 204 15.7 223 15.00 230 11.49 Trung cấp nghề 71 11.1 112 7.54 115 5.74 PTTH 818 57 930 62.59 1.412 70.53 3. Cơ cấu theo tuổi 1.301 100 1.486 100 2.002 100 Dưới 20 tuổi 47 3.6 98 6.59 204 10.19 Từ 21 – 30 tuổi 1.202 92.4 1.333 89.71 1.740 86.91 Từ 31 – 40 tuổi 48 3.7 51 3.43 52 2.61 Trên 40 tuổi 4 0.3 4 0.27 6 0.29

(Nguồn : Phòng Hành chính nhân sự công ty)

Về giới tính

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, mức độ chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ là tương đối cao. Năm 2012, tỷ lệ nữ là 86,6%, nam chiếm 13,4%. Năm 2014, nữ chiếm 83,32% còn nam chiếm 16,68%. Do đặc điểm là công ty sản xuất linh kiện ôtô nên đối tượng tuyển dụng của công ty chủ yếu là lao động nữ. Vì vậy, tỷ trọng lao động nữ cao hơn rất nhiều so với lao động nam. Điều này ảnh hưởng đến việc tuyển chọn, phỏng vấn ứng viên và các chính sách đối với lao động nữ của công ty. Đây cũng là vấn đề khiến ban lãnh đạo công ty cân nhắc khi lập kế hoạch tuyển dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Về trình độ

Về trình độ, công ty HDVN chỉ tuyển chọn những người có trình độ từ PTTH trở lên vào vị trí lao động trực tiếp. Đối với lao động gián tiếp từ trình độ cao đẳng trở lên. Cụ thể, năm 2010 công ty có 45% số lao động có trình độ PTTH, 76% có trình độ đại học. Trong thời gian đầu của những năm thành lập công ty tập trung tuyển chọn đội ngũ nhân viên để đào tạo, test thử máy cho những dây chuyền sản xuất mới. Đến năm 2014 khi nhà máy đã đi vào hoạt động được 3 năm, mở rộng thêm một số chuyền đã sản xuất thì nhu cầu về lao động có trình độ PTTH đã tăng lên và năm 2014 là 70,53%. Bên cạnh đó, số lao động có trình độ đại học cũng tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng tăng không cao. Hiện tại, cơ cấu lao động theo trình độ của HDVN là khá hợp lý.

Vềđộ tuổi 10,19% 86,91% 2,61% 0,29% Dưới 20 tuổi Từ 20 - 30 tuổi Từ 31 - 40 tuổi Trên 40 tuổi

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tuổi của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2014

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Nhìn chung, cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty là cơ cấu trẻ. Đội ngũ nhân lực trong độ tuổi 21 – 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn. Đây là độ tuổi có khả năng học hỏi nhanh và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên đây là độ tuổi nằm trong diện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 có khả năng cao về kết hôn và sinh đẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc lập kế hoạch sản xuất cũng như công tác bố trí nhân lực trong công ty.

Nhìn chung qua việc phân tích chung về tổng quan nguồn nhân lực của công ty, trong thời gian tới khi tiến hành tuyển dụng cần xem xét đến các khía cạnh như: độ tuổi và trình độ của từng lao động. Đồng thời Phòng HCNS cũng cần phải xây dựng chương trình tuyển dụng lao động thay thế cho đội ngũ lao động trong thời gian nghỉ sinh. Nhất là với thời hạn thai sản là 6 tháng theo Luật Lao động quy định như hiện nay, cũng như quan niệm về sinh con theo năm đẹp của người Việt Nam. Theo quan niệm thì những năm đẹp xu hướng sinh con sẽ nhiều. Do đó, làm sao để có đủ nhân lực phục vụ sản xuất trong giai đoạn có nhiều lao động đang trong thời gian thai sản cũng là

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hamaden việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)