Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hamaden việt nam (Trang 30)

Như chúng ta đã biết hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thường được xem xét trên cả hai mặt, đó là hiệu quả và kết quả (hiệu năng), và việc đánh giá hai tiêu chí này sẽ được thực hiện trên cả hai mặt định tính và định lượng. Đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý các trung tâm trách nhiệm bằng cách lấy kết quả thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng. Do đầu ra và đầu vào của mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từng loại trung tâm cũng khác nhau.

2.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm chi phí

Thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí được đánh giá qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm chi phí riêng biệt.

Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí: - So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán.

- So sánh lượng chi phí tiêu hao trên một sản phẩm. - Tỷ trọng phí so với doanh thu.

Các chỉ tiêu trên được sử dụng để so sánh giữa các tổ đội, phân xưởng sản xuất, các dây chuyền để đánh giá, kiểm soát chất lượng chi phí của các bộ phận khác nhau.

Thông tin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí chỉ là chi phí có thể kiểm soát được bởi từng nhà quản trị ở từng trung tâm chi phí. Bằng việc so sánh chi phí có thể kiểm soát thực tế với dự toán, các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào tốt, chênh lệch nào xấu.

V mt so sánh tuyt đối

HN = M – K HN: Hiệu năng của mỗi trung tâm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 M: Mục tiêu đề ra.

K: Kết quả thực tế đạt được.

Cũng giống như hiệu quả, hiệu số giữa mục tiêu đề ra và kết quả càng lớn thì tính hiệu quả càng cao và ngược lại.

V mt so sánh tương đối:

HN = M/K

Tỉ số trên càng lớn thể hiện hiệu năng càng cao, tỉ số này càng dần tới 1 hoặc nhỏ hơn 1 thì hoạt động của trung tâm trách nhiêm có hiệu năng thấp hoặc không có hiệu năng (Đoàn,2014).

T l chi phí trên doanh thu(%)

Chênh lệch tỷ lệ chi phí/ doanh thu = Tỷ lệ chi phí thực tế - tỷ lệ chi phí

dự toán.

Tỉ lệ chi phí trên doanh thu càng nhỏ thì chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt, chính vì vậy:

+ Chênh lệch tỷ lệ chi phí/doanh thu < 0: tỉ lệ chi phí thực tế/doanh thu thực tế lớn hơn tỷ lệ chi phí dự toán/ doanh thu dự toán.

+ Chênh lệch tỷ lệ chi phí/doanh thu = 0: tỉ lệ chi phí thực tế/doanh thu thực tế bằng tỷ lệ chi phí dự toán/ doanh thu dự toán.

+ Chênh lệch tỷ lệ chi phí/doanh thu > 0: tỉ lệ chi phí thực tế/doanh thu thực tế nhỏ hơn tỷ lệ chi phí dự toán/ doanh thu dự toán.

Ngoài ra, các nhà quản trị trung tâm chi phí phải có trách nhiệm điều hành hoạt động và kiểm soát, đảm bảo các chi phí thực tế phát sinh sao cho không vượt quá dự toán chi phí. Vì vậy, để đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động ở trung tâm chi phí này, cần phải quan tâm tới một số chỉ tiêu sau:

+ Đơn vị có hoàn thành sản lượng sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đề ra hay không?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 + Đơn vị có đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí dự toán không?

2.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu

Thành quả quản lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu có thể kiểm soát giữa thực tế so với dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh. Việc đánh giá được chi tiết cho từng bộ phận, ngành hàng, sản phẩm…

- Một số chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu:

+ Chênh lch gia doanh thu thc tế so vi doanh thu d toán

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán.

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu thông qua việc đối chiếu doanh thu thực tế đạt được so với doanh thu dự toán cả bộ phận, xem xét tình hình dự toán tiêu thụ trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá, khối lượng tiêu thụ, và cơ cấu sản phẩm…

+ Ch tiêu t l doanh thu trên tng vn đầu tư.

Tỉ lệ doanh thu trên

tổng vốn đầu tư =

Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng vốn đầu tư

Khi đánh giá thành quả của các trung tâm doanh thu, cần quan tâm đến chi phí của từng sản phẩm nhằm thúc đẩy các nhà quản trị ở trung tâm doanh thu lưu ý tối đa hóa lợi nhuận gộp chứ không phải chỉ doanh thu. Nếu chỉ dựa vào doanh thu để đánh giá, các nhà quản trị có thể tìm cách giảm giá để tăng doanh thu, hoặc thúc đẩy tiêu thụ những mặt hàng có doanh thu lớn nhưng lợi nhuận thấp. Những hành vi như thế có thể làm gia tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận trên tổng thể công ty. Vì vậy, phải đánh giá chi tiết cho từng sản phẩm, ngành hàng, theo từng hình thức, kênh, thị trường tiêu thụ… (Đoàn, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

2.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận

Thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được đánh giá thông qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt.

- Một số chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận:

+ Chênh lch gia li nhun thc tế so vi li nhun d toán

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán

+ T l li nhun trên doanh thu (%)

Chênh lệch tỉ lệ lợi nhuận/ doanh thu = Tỷ lệ thực tế - Tỷ lệ dự toán.

+ T l li nhun trên vn (%)

Chênh lệch tỉ lệ lợi nhuận/ vốn = Tỷ lệ thực tế - Tỷ lệ dự toán.

+ Ch tiêu Dòng tin thun t hot động sn xut kinh doanh

Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Tiền thuần thu

được từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Tiền thuần phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh.

Thông tin đưa vào báo cáo để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận chỉ là lợi nhuận có thể kiểm soát bởi nhà quản trị ở từng trung tâm lợi nhuận. Do lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên chỉ doanh thu có thể kiểm soát và chi phí có thể kiểm soát mới được đưa vào báo cáo thành quả. Chi phí có thể kiểm soát được phân loại theo biến phí và định phí khi đưa vào báo cáo thành quả. Như vậy, báo cáo thành quả được sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày dưới hình thức số dư đảm phí, nhưng chỉ bao gồm doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được bởi các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận. Bằng việc so sánh thông tin thực tế với thông tin dự toán, các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là có lợi,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 chênh lệch nào là bất lợi, chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm soát doanh thu và chi phí mang lại.

2.2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư

Đánh giá thành quả quản lý ở các trung tâm đầu tư bao gồm:

- So sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toán

- Sử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộc quyền kiểm soát của nhà quản trị ở trung tâm đầu tư. Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư là: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI); Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA); Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (Return On Capital Employed - ROCE). Các chỉ tiêu trên được xác định như sau:

- Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI):

ROI = Thu nhập bộ phận/Khoản đầu tư bộ phận.

Triển khai dạng Dupont:

ROI = (Thu nhập bộ phận/Doanh thu) x (Doanh thu/Khoản đầu tư bộ phận)

Hay ROI = (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) x (Số vòng quay của vốn đầu tư).

Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý. Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 RI = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn) Mục tiêu thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu, sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên. Mục tiêu thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không khi mà sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để ra quyết định.

-Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA)

Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn.

EVA = NOPAT – (TC x WACC) Trong đó:

- NOPAT : Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế - TC : Total capital – Vốn đầu tư

- WACC : Lãi suất sử dụng vốn bình quân

Ưu điểm của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán.

- Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (Return On Capital Employed - ROCE)

Hiểu một cách đơn giản ROCE là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một công ty dựa trên lượng vốn đã sử dụng. ROCE được tính toán theo công thức:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng nguồn vốn – Tổng nợ ngắn hạn

Trong công thức tính toán trên, phần tử số (thu nhập) bao gồm các khoản lợi nhuận trước thuế, các khoản thu nhập bất thường và khoản trả cổ tức. Các số liệu này được thu thập trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu số (lượng vốn công ty đã sử dụng) bao gồm tổng giá trị của các cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi, các khoản nợ, các khoản thuê tài chính và các khoản dự phòng. Các số liệu này được thu thập từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Mỗi chỉ số (ROI, RI, EVA, ROCE) đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI, EVA, ROCE với việc xem xét mức chênh lệch trong việc thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch. (Phú,N.H 2014)

Do tính tương đối của việc xác định các trung tâm trách nhiệm, tùy thuộc vào đặc thù của đơn vị, vì vậy, có thể kết hợp các chỉ tiêu khi đánh giá các trung tâm trách nhiệm theo sự phân cấp quản lý và tổ chức của đơn vị.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hamaden việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)